Ở Phường 7, thành phố Bạc Liêu có một nhánh Họ Tô khoảng 30 gia đình, cũng có gốc từ Trung Quốc, nhưng không biết và không có quan hệ với nhành Họ Tô Phường 8.
Chi họ hiện nay vẫn chưa lập được gia phả, nhưng đã tôn tạo nhà thờ. Năm 2001 xây lại mộ Tổ, đến cuối năm 2013 đã tôn tạo thành lăng mộ Tổ.
Ngày nay con cháu Họ Tô đang ra sức học tập, lập thân, lập nghiệp đã có 22 người có bằng đại học, 5 Thạc sĩ, 1 Tiến sĩ. Họ tộc đã lập được gia phả từ hậu duệ ngày nay đến 7 đời về trước, xây cất lăng mộ Chi Họ Tô Quang từ năm 2005. Hiện nay con cháu Họ Tô xã Cao Đại đang cùng các cấp chính quyền trong tỉnh Vĩnh Phúc xúc tiến việc xây dựng Đền thờ cụ Tiến sĩ Tô Thế Huy, cũng là dịp để con cháu hướng về cội nguồn tri ân tổ tiên.
Trong khuôn khổ đình Thuần Lương (thờ thần Long Đỗ - Tô Lịch) tại Hải Dương kỳ lễ hội truyền thống xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã khởi công tu bổ xây dựng lại đình Thuần Lương (thờ thần Long Đỗ - Tô Lịch) vào ngày 3/3.
Ngày 20/9/2023, tại đình Họ Tô xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, Hội đồng Họ Tô tỉnh Hải Dương tổ chức gặp mặt tổng kết năm 2023 và đề ra phương hướng hoạt động năm 2024. Về dự có ông Tô Quang Mậu – Phó chủ tịch Thường trực và ông Tô Văn Thặm – Phó chủ tịch Hội đồng Họ Tô Việt Nam, cùng đại diện 17 chi họ trong tỉnh.
Con cháu Họ Tô xã An Bình ngày nay vẫn tiếp nối và phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của chi họ. Nhiều người tham gia lực lượng vũ trang, là cán bộ trong các cơ quan Đảng và Nhà nước ở địa phương, được tặng thưởng Huân chương, Bằng và Giấy khen các loại.
Ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, có một chi Họ Tô người dân tộc Tày, tổng số khoảng 30 hộ.
Chi họ có 325 hộ với 1.429 nhân khẩu. Sống ở làng có 46 hộ với 207 nhân khẩu. Còn ở xa quê là 279 hộ, với 1.222 nhân khẩu. Số sống ở quê chủ yếu là làm nông nghiệp, đời sống trung bình. Chi Họ Tô làng Mai Vĩnh là chi họ lớn nhất và có vị thế trong làng. Chi họ đã lập được gia phả từ rất sớm, có ngôi nhà thờ đã hơn 400 năm và xây dựng được lăng mộ Tổ tiên.
Nhưng ở làng này trước đây có ngôi đình lớn thờ Tô Trung Từ làm Thành hoàng được xây từ rất lâu, năm 1951 bị giặc Pháp cho quân đến phá lấy vật liệu về xây bốt Lại; đến năm 2003 mới được khôi phục. Lễ hội trước đây được tổ chức vào ngày 1 tháng Tư âm lịch và đúng như Dương Quảng Châu và Phạm Hóa đã viết là các làng xung quanh đều rước kiệu về. Vì vậy rất có thể hai chi Họ Tô ở đây là dòng dõi Tô Trung Từ.
Do điều kiện tập trung làm nông nghiệp là chủ yếu nên đời sống của bà con Họ Tô chỉ đảm bảo mức sống trung bình, gần đây có tham gia các hoạt động thủ công nghiệp nên kinh tế có phần khá hơn; hầu hết các hộ đều đã xây dựng được nhà kiên cố (có 30% số hộ mức sống khá, còn lại ở mức trung bình); đa phần con cháu dòng Họ Tô xã Hoằng Phượng đều tốt nghiệp phổ thông trung học, có 16 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng.