
Đường giao thông nông thôn xã An Sơn, Thủy Nguyên (Ảnh TL)
Năm 1947, quân Pháp chiếm đóng xã An Sơn. Chúng xây đồn bốt, tàn phá đình làng và nhà dân, gia phả bị mất nên đến nay, con cháu cũng không biết Thủy tổ chi họ tên là gì, từ đâu đến định cư. Theo lời truyền lại và tính theo số đời thì cụ đến An Sơn vào khoảng những năm 80, thế kỷ 18. Trong họ còn truyền lại câu ca:
Tiền cư Noi Cáo
Hậu đáo Tô Xuyên
Ký cư Quảng Nạp
Bao Hàm như xuất
Như vậy có thể Cụ Tổ từ làng Bao Hàm, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đến đây lập nghiệp.
Cụ sinh được 4 người con trai:
Con cả Tô Quý Công, húy Lăng ở An Sơn, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Con thứ 2 Tô Quý Công, húy Động ở Trinh Hưởng, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Con thứ 3 Tô Quý Công, húy Đền ở Huệ Phong, Cát Hải, Hải Phòng.
Con thứ 4, Tô Quý Công, húy Nhan ở Tiên Lãng (?), Vĩnh Bảo, Hải Phòng.
Trước năm 1945, hằng năm vào trung tuần tháng Giêng âm lịch, con cháu các ngành thứ thường về An Sơn để giỗ Tổ. Nhưng trải qua mấy chục năm chiến tranh, đi lại khó khăn, các cụ cao tuổi mất đi, nên đến nay con cháu 4 ngành không còn liên lạc và cũng không còn thông tin gì về nhau.
Ngành trưởng (cụ Tô Quý Công húy Lăng) ở An Sơn nay đã phát triển đến đời thứ 8, có 34 hộ và 167 nhân khẩu (trong đó 61 năm, 106 nữ). Nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng. Sau năm 1975 có một số hộ di cư đến các địa phương khác như Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh làm ăn, sinh sống và một số cháu rời quê hương đi các tỉnh, thành làm công nhân viên chức, hoặc lao động trong các ngành kinh doanh dịch vụ.
Chi họ chưa có nhà thờ. Hằng năm giỗ cụ Tô Quý Công húy Lăng vào ngày 5 tháng 5 và cụ bà Lê Thị Thang vào ngày 20 tháng 10 âm lịch, đều cúng ở nhà Trưởng tộc.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, con cháu trong họ nhiều người tham gia lực lượng vũ trang. Chi họ có 4 liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc.
Hiện nay Chi Họ Tô An Nội, xã An Sơn có nhiều người tốt nghiệp đại học, một số đang học đại học và cao đẳng tại Hải Phòng và Hà Nội.
Tô Văn Thanh (Trưởng tộc – đời thứ 6)
- CHI HỌ TÔ THÔN ĐOAN BÌNH, XÃ PHÚ GIA, HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH
- Chi Họ Tô Đại Tôn xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
- Chi Họ Tô xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
- CHI HỌ TÔ VĂN LÀNG HOA SƠN (NAY LÀ THÔN TÚ SƠN), XÃ ĐỨC LÂN, HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI
- HỌ TÔ XÃ NGỌC SƠN, HUYỆN QUỲNH LƯU, NGHỆ AN
- CHI HỌ TÔ XÃ NGƯ LỘC, HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA
- Chi Họ Tô thôn Đoài, xã Đồng Bài, huyện Cát Hải - Hải Phòng
- Chi Họ Tô làng Vân Hợp phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
- Họ Tô thôn Cậy, xã Long Xuyên, Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- HỌ TÔ THÔN NÀ KHANH, XÃ ĐỔNG XÁ, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC CẠN
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
- Chúc văn mừng Hội nghị Họ Tô Hà Nội



