
Trả lời câu hỏi này của Tuổi Trẻ nhân Ngày của mẹ, cô giáo TÔ THỤY DIỄM QUYÊN - là mẹ của ba người con - bày tỏ: Làm mẹ rất khó. Chia sẻ thêm, bà Diễm Quyên cho rằng:
Phải chuẩn bị nhiều trước khi làm mẹ
Khi đến tuổi làm mẹ, người phụ nữ phải chuẩn bị nhiều thứ, học từ sách, lắng nghe các chuyên gia giáo dục, y tế.
Đầu tiên, đó là chuẩn bị về sức khỏe. Từ việc mang bầu cho đến khi sinh con, thai phụ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe, tinh thần.
Nếu ốm yếu hay có bệnh gì đó thì sẽ không tốt cho cả mẹ và con.
Thứ hai là kỹ năng chăm sóc trẻ, trong đó có sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần.
Ngay từ khi mang thai, mẹ phải biết cách ăn uống sao cho đúng để trẻ phát triển phù hợp theo từng giai đoạn thai kỳ.
Rồi việc thai giáo cũng cần được chú trọng để con mình được hạnh phúc ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Những thói quen xấu, suy nghĩ không thiện lành phải bỏ hoặc sửa đổi để con mình thừa hưởng được nguồn năng lượng tích cực.
Phải có kế hoạch nuôi dạy con phù hợp
Đến khi sinh con thì cần có kế hoạch nuôi dạy con phù hợp. Giai đoạn nào của trẻ thì cho ăn uống, giáo dục ra sao để trẻ lớn lên khỏe mạnh, đầy tình yêu thương, sự hiểu biết.
Cột mốc 0 - 2 tuổi rất quan trọng, đây là giai đoạn để trẻ phát triển về chiều cao thì dinh dưỡng phải đảm bảo. Các chuyên gia khẳng định, chiều cao của người trưởng thành gấp đôi chiều cao của một đứa trẻ 2 tuổi.
Sau đó, giai đoạn 2 - 6 tuổi, trẻ sẽ phát triển trí não, tư duy, định hình thói quen, tính cách thông qua sự trò chuyện, quan sát, giáo dục của cha mẹ... Đến khi con vào trường học, bắt đầu cuộc sống mới với môi trường, các mối quan hệ mới - sẽ dạy cho con thích nghi, có cách ửng xử tích cực với bạn bè, thầy cô.
Làm mẹ là một lựa chọn mà ở đó, người phụ nữ phải thu xếp lại quỹ thời gian bên ngoài để dành cho con, cho "sản phẩm" mình tạo ra và hạnh phúc với điều đó. Có thể gọi đó là hy sinh trong hạnh phúc, bởi đó không phải là mất mát mà là lựa chọn để sống.
Về việc không đòi hỏi sự báo đáp ở con cái, đây là điều đương nhiên mà tôi nghĩ những người cha, người mẹ hiện đại đều nhất trí.
Chúng ta cứ lo cho con, đến khi con cứng cáp và tự đi trên đôi chân của con thì để con tự do, tự chịu trách nhiệm cuộc đời mình.
Tình thương và sự chăm sóc của cha mẹ hay của con cái dành cho nhau là sự tự nhiên, không phải là một gánh nặng, là niềm vui chứ không nên là sự cố gắng mệt nhọc.
Mẹ hạnh phúc mới mang lại hạnh phúc cho con
Có rất nhiều người mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng ở con mình, cuối cùng khiến cả hai đều mất hạnh phúc.
T Thấu cảm chính là biết con mình cần gì, có thể làm gì và muốn sống ra sao, chấp nhận hạnh phúc mà con lựa chọn. Khi hiểu được điều mấu chốt như vậy, người phụ nữ sẽ biết xây dựng hạnh phúc bên trong thay vì trông đợi ở bên ngoài, biết nâng mình lên trong tâm thế làm chủ suy nghĩ, cảm xúc, công việc, các mối quan hệ ngoài xã hội, cân bằng tất cả.
Lưu Đình Long (Tuổi Trẻ)
- Bí thư huyện gửi "tâm thư" xin lỗi vụ 54 học sinh ở Đà Nẵng chưa đến trường
- Cây rừng và sự sống
- Nhân rộng mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa chuyển đổi
- Vượt khó nuôi con ăn học
- Người mẹ nghèo quyết chí nuôi con ăn học thành tài
- Người mẹ trẻ liệt cả 2 chân được bạn đọc Dân trí giúp đỡ hơn 130 triệu đồng
- Một gia đình Họ Tô mẫu mực
- NGHỀ DẠY HỌC CHA TRUYỀN CON NỐI
- Nhà báo, liệt sỹ Tô Chức – “Chú Hai đài Bác Hồ”
- Điều mẹ cần
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
- Chúc văn mừng Hội nghị Họ Tô Hà Nội



