
Chúng tôi gặp cựu chiến binh, Trung tá Tô Hoài Đức từ “Đất thép Củ Chi” ra Thái Nguyên dự kỉ niệm 60 năm các thế hệ Thiếu sinh quân Việt Nam. Câu chuyện ông kể về đánh xe tăng Mỹ-ngụy bằng mìn tự chế từ vũ khí thu được của địch thực sự làm chúng tôi thán phục. Những quả mìn “thủ công” đó góp phần giúp quân và dân Củ Chỉ đánh thắng những vũ khí hiện đại của địch.
Như nhiều chàng trai, cô gái “Đất thép thành đồng”, ông sớm giác ngộ cách mạng, tham gia du kích từ khi mới 13 tuổi (năm 1960) và hai năm sau nhập ngũ trực tiếp chiến đấu. Ông được biết đến như người có “biệt tài” sáng chế vũ khí. Loại mìn do ông sáng chế có tên là mìn “gạt”, làm từ những vũ khí của Mỹ-ngụy, góp phần tạo nên phong trào giết giặc rộng khắp, gây khiếp sợ cho chúng.
Ông kể với chúng tôi giọng đầy tự hào:
- Thời bấy giờ du kích Củ Chi thiếu vũ khí lắm, tôi có chút nghề thợ máy ô tô, nên được điều về xưởng sản xuất vũ khí, mà thực chất là một lò rèn. Ban đầu, tôi mượn cán bộ quân giới hai trái mìn cán của Liên Xô về tìm hiểu, sau đó mang đi đánh thử xe tăng. Tuy nhiên, nhược điểm của loại mìn này là khi xe tăng cán lên mới gây nổ. Tôi bèn tìm cách dùng thuốc từ những trái đạn, quả bom chưa nổ để làm mìn đánh xe tăng, “chế” bộ điểm hỏa gắn vào và chừa một lỗ nhỏ để cắm chiếc que dài. Làm xong, tôi mang mìn đi cài đánh thử và đánh thắng ngay lần đầu. Loại mìn này chỉ cần xe tăng chạy qua, “gạt” nhẹ vào chiếc que là nổ ngay.
Quân và dân Củ Chi dùng mìn “gạt” để đánh xe tăng, tàu chiến Mỹ và cả lính bộ binh đi càn, máy bay đổ bộ nữa… Chỉ cần biết được những vị trí địch có thể tập trung quân, máy bay có thể đổ quân, cài sẵn mìn ở đó và chờ kết quả. Hiệu quả của mìn “gạt” giúp quân và dân Củ Chi càng hăng hái thi đua giết giặc, đánh xe tăng địch.
Ông Đức còn sáng chế súng côn bán tự động và giàn phóng lựu đạn, phóng bom bi khá đơn giản mà hiệu quả, gây thương vong lớn cho địch…
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông đã tiêu diệt 53 lính Mỹ, 13 xe tăng-thiết giáp các loại, cùng với hai đồng đội đánh chìm một tàu tiếp tế hậu cần lớn của Mỹ-ngụy trên sông gần ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, Củ Chi, gây chấn động dư luận Sài Gòn lúc bấy giờ. Tháng 9-1967, ông vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ông trở về xã Nhuận Đức Củ Chi làm vườn, lập trang trại. Hai người con đầu của ông đều trưởng thành, công tác tại địa phương, con gái út năm 2009 thi đỗ 3 trường đại học và được bố “thưởng” chuyến du lịch ra Bắc cùng ông trong dịp kỉ niệm 60 năm truyền thống Thiếu sinh quân Việt Nam.
Nguồn tin : www.qdnd.vn
- Vĩnh biệt người “Chiến sĩ Rừng Rong” Tô Văn Ri: Gần trăm tuổi vẫn canh cánh bên lòng nhiệm vụ xây dựng Đảng
- Tiếp sức cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
- Cô giáo giỏi chuyên môn, giàu nhiệt huyết với phong trào
- Tướng công an tuyên bố xử nghiêm kẻ tung tin thất thiệt, tác động tiêu cực đến an ninh kinh tế
- Đại biểu chất vấn việc phim “Đất rừng phương Nam”, hoa hậu Ý Nhi bị cộng đồng mạng bạo hành
- Xuất ngoại học nghề, nông dân Đà Lạt đưa rau đến Nhật Bản, Hàn Quốc
- Những đại án hình sự, kinh tế cho thấy sự xuống cấp về văn hóa và đạo đức
- Đại tướng Tô Lâm: Chuyển đổi số tạo xã hội minh bạch, đẩy lùi tội phạm
- Thầy giáo làng và giấc mơ thời hội nhập
- Chị Tô Thị Tám - Chi Hội trưởng tâm huyết với phong trào phụ nữ
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
- Chúc văn mừng Hội nghị Họ Tô Hà Nội



