Đình làng Thuần Lương, xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang thờ Đức Tô Lịch là Thành hoàng làng.


Ông Phạm Văn Hiền quê làng Thuần Lương, xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang công tác tại Hà Nội có gửi cho ông Tô Quyết Tiến một văn bản là tờ trình của viên Lý trưởng làng Thuần Lương viết ngày…tháng 3 năm 1938 gửi quan tri huyện Bình Giang báo cáo về việc dân làng Thuần Lương thờ thần Tô Lịch (thần Bạch Mã) làm thành hoàng.

TTHTVN cho in lại tờ trình đó để bằng tư liệu lịch sử khẳng định lại một lần nữa là thần Tô Lịch, Thần Long Đỗ, thần Bạch Mã là một.

          Chữ viết tay rất khó đọc nên chúng tôi cho đánh máy lại nhưng vẫn giữ nguyên văn phong của tờ trình cùng những lỗi phát âm, chính tả nhưng có sửa lại trong phần chú thích.

                                                                                                             TTHTVN

 

Thuần Lương Le….Mars 1938

          Monsieur Le Quan Huyện de Bình Giang

Chúng tôi là hương lão lý dịch ở làng Thuần Lương tổng Bằng Giã xin khải chình (1) Quan Lớn huyện Bình Giang một việc như sau này :

          Duyên thừa sức số 426 hỏi về việc khảo cứu thể lệ điều cha (2) các hạng xin kê ở sau này :

  1. Tên làng chữ là Thuần Lương, nôm là làng Ngói, Tổng Bằng Giã, Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
  2. Thần Thành Hoàng
  3. – Hiệu ngài là Tô, thường gọi là Đức Bạch Mã, húy ngài là Lịch
  4. Ngài là Thiên Thần

Hạng C – Thời nhà Đường có ông Cao Dương Biền sang làm đô hộ chiều (3) nhà Lý nước Nam ngày 16 tháng Tư, ông Cao Biền lập đàn cầu đảo, có một ông cụ già đầu bạc dâu (4) chắng (5) mình cao hơn 20 thước, hình mạo rất lạ đầu đội mũ miện, mình mặc hoàng bào, tay cầm cái kim dản cưỡi con dã cầm vàng từ giữa lòng sông Tô giang mà hiện lên. Ông Cao Biền hỏi thì ngài nói rằng: Tên là tính Tô húy Lịch là ông thần rất thiêng ở thành Đại La. Rồi sau mây sương mờ tối biến đi không chông (6) thấy gì nữa. Chỉ có ngày 16 tháng tư hiện lên chứ không có ngày sinh hóa gì cả ? Có công hộ quốc vệ hoàng.

Hạng D- sự tích có sách nhưng xin lược khai, Có sắc phong liên (7) hiệu Tự Đức tam thập tam liên (8), ngày 20 – 11 ngũ tuần đăng chật (9).

          Một đạo sắc ngày 11-8 năm Duy Tân thứ 3 tuần tấn quang đại lễ.

          Một đạo sắc ngày 25-7 năm Khải Định thứ 9 tứ tuần đại khánh còn những sắc chước (10) thì bị mất hết.

E.  Việc đồng thời với ngài thì tôi không dõ (11) chỉ có ngày 16 tháng tư thì ngài hiển ứng chứ không có thờ sống.

G. – Chước (12) cũng chỉ thờ ngài thôi

H. – Có ở phố Hàng Buồm – Hà Nội cũng thờ ngài còn các làng thì tôi không dõ (13). Làng tôi không giao hiếu mấy (14) làng nào cả.

F. -  Thờ ngài thì chúng tôi thờ bằng tượng gỗ sơn có mũ áo, hia. kiếm. kim dản.

3. Thờ ngài ở đình, nơi ấy chước (15) là đất lền (16) đình, không có cây cối gì, lơi (17) ấy cấm không ai được buộc châu (18) bò và phóng uế.

Ngoài việc để quanh năm thờ cúng ra nơi ấy không còn làm việc gì khác nữa.

4. Trong một năm có tiết nguyên đán 3 ngày, tiết tháng 2 vào đám 4 ngày, tháng 4-3 ngày, tháng 8 – 3 ngày, tháng 9 -1 ngày, mỗi tiết có một ngày cúng xôi lợn, còn thì đều xôi gà cả. Ngày tế lễ theo với sự tích có ngày 16 tháng tư khánh hạ Bộ lễ (19) những tiết ấy đều có hoa, quả, sôi (20) gà hoặc lợn, từ ngày có cải lương phong tục thì cũng cải ít nhiều. Những lễ ấy cứ gọi lượt ai ở trên thì làm chước (21). Còn lễ lợn thì đã có ruộng công.

Khi lễ xong lễ ấy đem quân tế suốt cả làng từ một tuổi chở nên (22) Việc đi tế thì ai có nhiêu mấy (23) được dự tế. Người có phẩm hàm thì ( ?) và nhiều tuổi thì ngồi chên (24)

Những khi hành lễ, người hành lễ phải tắm gội, kiêng thứ uế. Lúc tế lễ phải mặc áo tế, đội mũ,  đi  hia, không có đồ gì khác nữa.

Trong làng đều phải kiêng chữ húy ngài, , khi lúc đọc, núc (25) nói. Không có tế lễ gì riêng về hèm ông thần cả. Nếu có người nào phạm nỗi (26) phải biện phù tỉu (27) lễ tạ thánh thì dân cũng xá cho – Trong việc cúng lễ không thay đổi gì.

1e. Việc cúng giỗ không thay đổi gì

2e. Ngày cúng giỗ trước cũng thế sau này cũng thế không thay đổi gì

3e. Chỗ thờ cúng không thay đổi gì

4e. Số người dự tế không thay đổi gì

5e. Xự (28) chai (29) giới cũng không thay đổi gì.

6e. Xự (30) kiêng kỵ hèm thần cũng không thay đổi gì.

                                                                                 Le Lý chưởng (31)

                                                                                  Phạm Văn Chính

                                                                                 (Ký tên – Đóng dấu)

 

Chú thích : Sửa các lỗi phát âm, chính tả

  1. Khải trình    (2) điều tra   -  (3) triều  - (4) râu trắng -  (6) trông -(7) niên hiệu -  (8) niên)  - (9) trật  - (10) trước -  (11) rõ – (12) trước-(13) rõ -  (14) với  - (15) trước  - (16) nền  -  (17) nơi  - (18) trâu bò-(19) chữ này không rõ – (20) xôi  - (21) trước  - (22) trở lên  - (23) mới- (24) trên – (25 (lúc  - (26) lỗi  - (27) tửu – (28) sự (29) trai – (30) sự- (31) Lý trưởng.

 

 

Ngoài việc gửi văn bản, ông Phạm Văn Hiền còn viết thêm cho ông Tô Quyết Tiến : Bản này lấy từ Viện Thông tin khoa học xã hội năm 2008

Đây là bản sơ khai ngoài những  việc mà lễ bái vẫn đang tồn tại như : Dân làng tôi thường lưu truyền khấn ngài là " Quảng Lợi Long Đỗ đại vương"  ngày 11, 12/2 hàng năm là ngày hội rước Ngài và các ngày lễ tiết khác đều khớp với ngày lễ ở đền Bạch Mã.

                                                                        Phạm Văn Hiền