
Nhà thơ Tô Hoàn
Tô Hoàn sinh năm 1949, quê quán tại làng Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ông từng tham gia chiến tranh, là lính vận tải, sau chuyển sang Tuyên huấn Cục Hậu Cần của một Quân khu, chủ yếu là ở chiến trường Trung Trung Bộ.
Tô Hoàn sớm có thơ đăng trên nhiều báo. Năm 1989, ông cho xuất bản tập thơ Có một lời ru, trong đó có bài Tản mạn đời mình khiến ông chịu nhiều nghi kị, phải xin về hưu non. Về sau ông làm công tác biên tập báo chí. Ông là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Nam – Đà Nẵng từ năm 1980 đến năm 1990. Hiện nay ông là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Giang.
Tác phẩm đã xuất bản:
- Có một lời ru (thơ, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Nam – Đà Nẵng, 1989)
- Phía nào cũng gió (thơ, NXB Hội Nhà văn, 2004)
- Giấc mơ của nắng (thơ thiếu nhi, NXB Văn hoá Dân tộc, 2007)
- Đồng hành (tập thơ in chung, 2002)
- Phận đèn (tập thơ in chung, NXB Văn học, 2011)
Giải thưởng:
- Giải thưởng Tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1989
Xin giới thiệu một chùm thơ của Tô Hoàn:
Đừng nói lúc giao thừa
Tục lệ lấy lửa cầu may đêm giao thừa (ảnh minh họa)
Suốt tháng suốt năm
Ta luôn nói đến tiền.
Đêm nay giao thừa
Xin đừng nói nữa!
Tiền thi lạnh
Nhà ta cần ấm lửa.
Lửa bập bùng
Từ mỗi cánh hoa
2004
Phía nào cũng gió
Ảnh minh họa
Nhớ năm nao
sông núi chửa yên bình
lửa cháy đỏ
mắt hoàng hôn ngóng đợi
thời gian nhòe
những lá thư đứt nối
Ngày anh về
em quá tuổi ba mươi
Đất gặp trời
giường chiếc bỗng có đôi
tuần trăng mật
đêm nào trăng cũng ấm
đời vợ lính
hạnh phúc cầm rất mỏng
trăng đương đầy
nguyệt thực phía người đi
Trái đất tròn
đầm nước mắt chia ly
trăng vò võ
nhớ thương mòn bậu cửa
Đêm day trở
phía nào cũng gió
2004
Không
Ảnh minh họa
Ta về đã cuối mùa em
Cơn mưa qua ngọ không quen lối vườn
Cây không còn thế để buồn
Cành không mở lá để ươm nắng chiều
Lòng không còn chỗ để yêu
Quê không còn lối cho nhiều nhớ mong
Tóc dài sao chẳng ai hong
Thơm như hương sả hương bòng còn đâu
Dáng quê vẫn những dãi dàu
Củ khoai hạt gạo cõng nhau qua mùa
Làng mình vẫn chỗ làng xưa
Thay tên đổi cổng mãi chưa ra làng
- Khung giờ vàng cúng Tết Đoan Ngọ 2025
- Chị Tô Cẩm Nhung - Thủ lĩnh Đoàn, đảng viên trẻ tiêu biểu, đầy nhiệt huyết
- Mứt khế chua của cô giáo Cần Thơ
- Lịch sử, ý nghĩa Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động hưởng ứng tại Việt Nam
- Tết hàn thực, ngày 03 tháng 3 âm lịch
- XUÂN CHỜ
- BẾN QUÊ
- Vì sao “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”
- Tết ông Công ông Táo 2025 là ngày nào dương lịch, nguồn gốc và ý nghĩa?
- Phát huy giá trị lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch Đền Tô Thị Hoạn
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



