Trước đây ông Tô Ngọc Bổn là đời thứ 5 Họ Tô xã Xuân Quang đã nghiên cứu lập gia phả Họ Tô xã Xuân Quang, huyện Đồng Xuân, Phú Yên. Nay ông Tô Ngọc Bổn đã mất, bản gia phả không biết thất lạc ở đâu. Các cụ cao tuổi trong họ cũng đã qua đời nên không có căn cứ để tìm lại gốc tích tổ tiên và sự phát triển của chi họ.
Chi Họ Tô Yên Phụ không còn gia phả gốc mà chỉ có gia phả của 7 cành chép được từ ông Tổ của mỗi cành, cách đây 10 - 11 đời (khoảng 300 năm) nhưng theo lời người xưa nói lại thì chi họ đã định cư lập nghiệp ở đây từ cuối đời Lý, cách ngày nay ít nhất là 800 năm.
Cụ Tổ của Chi Họ Tô xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn là Tô Văn Quẩy, Tổ bà là Lường Thị Tiên, người dân tộc Tày, là người Họ Tô gốc ở xóm Cốc Lùng, xã Đức Long, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Cụ từ Cao Bằng về Bắc Kạn làm nghề buôn muối và định cư tại thôn Loỏng Lứng, xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn từ đầu thế kỷ 20.
Nghe nói rằng xưa kia dòng Họ Tô ở đây rất đông, nhưng do khó khăn, đất chật người đông nên phải phiêu bạt đi các nơi khác sinh sống. Vì vậy ngày nay ở xóm Lẻ còn rất ít người Họ Tô.
Chi Họ Tô Xóm Quyết Tiến, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên tính từ cụ Tô Di Khuây đến hậu duệ đời nay là 6 đời. Mộ cụ Tổ hiện táng tại địa phương. Tổng số có 39 hộ với 52 nhân khẩu cùng ở một thôn. Nghề nghiệp chủ yếu làm nông nghiệp, anh em đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
Khánh Vân là một làng nhỏ ven sông Tô Lịch (chi lưu của sông Nhuệ) thuộc xã Khánh Hà, huyện Thường Tín (trước năm 1961 thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Khánh Vân là một vùng đất có bề dầy truyền thống lịch sử từ thời dựng nghiệp của Nhà hậu Lê cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội và đổi mới ngày nay.
Xưa kia Họ Tô ở đây đông người. Trải qua hai cuộc kháng chiến, Củ Chi là vùng chiến sự ác liệt, nên người Họ Tô phiêu tán đi nhiều nơi. Ở Trung Lập Thượng chỉ còn mấy gia đình.
Theo lời ông bà truyền lại: Thủy tổ chi Họ Tô xã Vĩ Thượng (huyện Quang Bình, Hà Giang), là cụ Tô Văn Nhì. Người từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Lạng Sơn, qua Tuyên Quang, rồi đến xã Vĩ Thượng định cư năm 1830, lúc đó cụ Nhì 34 tuổi. Cụ Nhì kết duyên với cụ bà Hoàng Thị Kim, dân tộc Giáy, người cùng xã Vĩ Thượng. Sau 10 năm chung sống, làm ăn khấm khá, cụ Nhì mới có tiền tậu ruộng, tậu trâu để vợ con làm ruộng. Cụ chuyên làm nghề buôn bán lợn thịt. Hai cụ sống với nhau được 30 năm.
Do gia phả của chi họ Tô Như bị thất lạc từ đầu kháng chiến chống Pháp, nên con cháu ngày nay không biết Thủy tổ ông, tổ bà tên là gì, cũng không biết các cụ từ đâu đến đây định cư. Chi họ Tô Như thôn Úc Lý, xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai đến nay đã có 12 đời, với 2 cành, 36 hộ, 165 nhân khẩu. Trong đó đang sinh sống tại thôn Úc Lý là 20 hộ, với 80 nhân khẩu; tại nội thành Hà Nội là 11 hộ với 70 nhân khẩu; tại Đồng Nai là 5 hộ , 15 nhân khẩu.
Thủy tổ của chi Họ Tô Phước Hậu, phường 9, Thành phố (TP) Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên là cụ Tô Tấn Thược, Tổ bà không rõ tên là gì. Thủy tổ từ Gò Chăm, tỉnh Bình Định vào lập nghiệp khoảng giữa thế kỷ 17.