
Nông dân xã Tú Đoạn vay vốn đầu tư vào trồng trọt (Ảnh TL)
Họ Tô huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn khá đông, sống ở các xã Tam Gia, Tĩnh Bắc, Sàn Viên, Lợi Bác, Nam Quan, Tú Đoạn. Riêng xã Tú Đoạn tập trung ở hai bản là Bản Quấn và Bản Tấu.
Tại Bản Tấu có 3 chi họ, nhưng chi họ chúng tôi là đông nhất.
Theo tài liệu để lại và các cụ truyền cho, chi họ đã có từ lâu. Thủy tổ chi họ là cụ Tô Thắng Đường. Cụ bà không biết tên, có thể được di cư từ dưới miền xuôi lên trước ngày 17 tháng 12 năm Kỷ Sửu (năm dương lịch không rõ - ước khoảng 350 năm trước) định cư tại Bản Tấu, làm nhà trên một quả đồi thấp, nhà quay về hướng Tây, trước nhà là dòng sông Kỳ Cùng uốn khúc và một cánh đồng khá rộng, bằng phẳng, phì nhiêu.
Đến nay chi họ là đời thứ 13, có 36 hộ, 156 nhân khẩu (1 hộ ở Thành phố Hồ Chí Minh, 2 hộ ở Hà Nội, 5 hộ ở Thành phố Lạng Sơn, 3 hộ ở thị trấn Lộc Bình và các hộ còn lại sinh sống ở quê nhà).
Nghể nghiệp chính của chi họ là nông nghiệp, từ năm 1980 trở lại đây, một số con cháu thoát ly là cán bộ, công chức nhà nước. Đời sống tạm đủ, giàu chưa có, khá 11%, trung bình 86%, nghèo 3%.
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và chiến tranh biên giới, chi họ có 4 người tham gia lực lượng vũ trang. Hiện nay còn 1 người đang công tác trong quân đội, 2 người là công an.
Chi họ có 1 Phó giáo sư Tiến sĩ, nhà giáo ưu tú, có 5 thạc sĩ, 16 người tốt nghiệp đại học, 8 người tốt nghiệp cao đẳng, 11 người tốt nghiệp trung cấp.
Những người tiêu biểu:
1. Cụ Tô Điển Xuân, sinh năm 1878, đời thứ 9, làm Chánh tổng xã Tú Đoạn.
2. Ông Tô Hán, sinh năm 1943, đời 11, là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lộc Bình từ năm 1994 -1998 (đã nghỉ hưu).
3. Ông Tô Đức Hạnh, sinh năm 1954, đời 11, Phó giáo sư - Tiến sỹ, nhà giáo ưu tú, giảng viên Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội.
4. Ông Tô Chí, sinh năm 1965, đời 12, làm Chú tich, Bí thư Đảng ủy xã Tú Đoạn, luân phiên nhiều nhiệm kỳ.
Ngoài ra trong công việc các con cháu họ Tô cũng còn có những người giữ những chức vụ cao tại đơn vị công tác như trưởng phòng, chủ tịch công đoàn…
Đến nay chi họ chưa xây cất được mộ Tổ và nhà thờ họ.
Tô Hán (Đời thứ 11)
- Họ Tô huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- HỌ TÔ HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI
- HỌ TÔ HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
- HỌ TÔ HUYỆN DẦU TIẾNG, TINH BÌNH DƯƠNG
- HỌ TÔ HUYỆN CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU
- HỌ TÔ HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH CAO BẰNG
- HỌ TÔ GIA XÓM BẪU CHÂU, XÃ LỤC BA, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
- HỌ TÔ DUY THÔN CHÂU TRÚC, XÃ MỸ CHÂU, HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH
- HỌ TÔ DUY GỐC MẠC, XÃ QUỲNH NGHĨA, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
- HỌ TÔ ĐỨC THÔN CHẤN, XÃ ĐÔNG BÀI, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



