Đình Tả Quan, xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên (Ảnh TL)
Xã Dương Quan xưa kia là xã Tá Lan, sau đổi là Tả Quan thuộc tổng Thủy Đường, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn, thị trấn Hải Dương, nay là xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Thủy tổ Họ Tô thôn Tả Quan là cụ Tô Kim Tích. Theo lời truyền lại, vào đời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481) có một số cụ của 4 dòng họ về đây khai phá đất bồi ven biển, lúc đó còn là rừng hoang để lấy đất canh tác. Trong số đó có cụ Tô Kim Tích, thuở thiếu thời cũng là người có học vấn.
Hiện nay ở Tả Quan còn mộ cụ Tô Kim Tích, con cháu thường gọi là cụ Phát Tích, có lẽ vì cụ là cụ Tổ đầu đời, sinh ra chi Họ Tô này.
Con cụ Tô Kim Tích là Tô Kim Bảng, năm 21 tuổi đã đỗ Tiên sĩ khoa thi Mậu Thìn (1508), năm Đoan Khánh thứ tư đời vua Lê Uy Mục. Cụ Tô Kim Bảng được bổ giữ chức Hiệu thảo hàn lâm viện, sau được bổ làm Phó thừa chánh xứ Nghệ An. Khi về nghỉ được vua ban cho một khu đất đến nay nhân dân địa phương vẫn gọi là cánh đồng ông Hàn, vì cụ được vua phong chức Vinh lộc đại phu, Hàn lâm viện Kim Bảng Tô Tướng quân.
Từ cụ Tô Kim Tích chi họ đã phát triển đến đời thứ 18, với khoảng 40 hộ và chừng 150 nhân khẩu. Ở quê chỉ có 30 hộ, còn 10 hộ đi làm ăn định cư ở thành phố Hồ Chí Minh và ở nước ngoài.
Số sống ở quê chủ yếu là làm nông nghiệp, nhưng cũng có một số khá đông là công nhân, viên chức nhà nước. Đời sống khá, không còn hộ nghèo.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chi họ có khoảng 20 người tham gia lực lượng vũ trang, có 2 người là liệt sĩ (chống Pháp).
Chi họ đã xây được nhà thờ Tổ năm 2005.
Mộ cụ Tô Phát Tích và một cụ ông, cụ bà Tô Kim Bảng đã được xây dựng cách đây chừng 20 năm và năm 2005 con cháu đã đóng góp được 200 triệu tôn tạo mộ cụ ông, cụ bà Tô Kim Bảng thành Lăng mộ.
Ngày 24 tháng Chạp hàng năm là ngày chạp họ, con cháu xa gần về thắp hương tri ân tiên tổ và bàn công việc họ.
Chi họ có khảng 15 người có bằng đại học, trong đó có 2 Tiến sĩ Hóa học và Công nghệ thông tin, nhận bằng Tiến sĩ của các trường đại học danh tiếng của Pháp và Mỹ.
Chi họ đã tham gia chắp nối dòng họ ngay trong cuộc họp đầu tiên ngày 31 tháng 1 năm 1999, ở thôn Lưu Hạ, xã An Lưu, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, để thành lập Ban Liên lạc Họ Tô 3 tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Tô Văn Thắng (Trưởng tộc)
- Chi Họ Tô xã Xuân Quang, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
- BẮC NINH CHI HỌ TÔ XÃ YÊN PHỤ, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH
- Chi Họ Tô xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- CHI HỌ TÔ XÓM LẺ, XÃ HẠ MỖ, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI
- Chi Họ Tô xóm Quyết Tiến xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- Chi họ Tô Xuân làng Khánh Vân, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội
- HỌ TÔ XÃ TRUNG LẬP THƯỢNG, HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- HỌ TÔ XÃ VĨ THƯỢNG, HUYỆN QUANG BÌNH, HÀ GIANG
- CHI HỌ TÔ NHƯ THÔN ÚC LÝ, XÃ THANH VĂN, HUYỆN THANH OAI, HÀ NỘI
- Chi Họ Tô Phước Hậu phường 9, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
Hôm nay : 1067
Tháng hiện tại : 9086
Tổng lượt truy cập : 2613605