
Đoàn Thanh niên Họ Tô Việt Nam dâng hương và chụp ảnh kỷ niệm tại tượng đài Danh nhân Tô Hiến Thành ngày 5/7/2025
Nhân Kỷ niệm 846 năm ngày mất của danh nhân Tô Hiến Thành (12/7/1179 – 12/7/2025), ngày 11/7 tại đình Văn Hiến, làng Hạ Mỗ, xã Ô Diên, thành phố Hà Nội, Ban Thanh niên Họ Tô Việt Nam cùng Ban Quản lý di tích đền Văn Hiến tổ chức trang trọng Lễ bế mạc và Trao giải chạy online mang chủ đề “Nâng tầm thể chất – Hướng về cội nguồn” và bán áo đồng phục gây quỹ “Khuyến học” năm 2025 cho học sinh, sinh viên Họ Tô.
Tới dự có ông Nguyễn Xuân Việt chuyên viên phòng Văn hóa Thể thao xã Ô Diên; ông Nguyễn Thế Bách Trưởng ban Quản lý Di tích đền Văn Hiến; Hội đồng Họ Tô Việt Nam có Đoàn của ông Tô Kiều Thẩm Ủy viên Thường trực Trưởng ban Thông tin và Truyền thông; ông Tô Phạm Phú Xuyên Ủy viên Thường trực Phó ban Thông tin và Truyền thông; ông Tô Văn Dương Ủy viên Thường trực Trưởng ban Thanh niên đồng thời là Trưởng ban Tổ chức giải cùng các anh chị trong Ban chấp hành Thanh niên, nhà tài trợ, người đoạt giải là Tô Thanh Bình (Hà Nội), Tô Đình Phúc (Hải Phòng), Tô Ngọc Tân (Lâm Đồng), Tô Bích Ngọc (TP Hồ Chí Minh), Tô Thị Cẩm Nhung (Cần Thơ), Tô Chính Nghĩa (Long An), Tô Xuân Dư (Ninh Bình), Tô Thanh Hiệp (TP Hồ Chí Minh) và nhiều bà con họ Tô là khách thập phương với nhân dân địa phương.
Anh Tô Văn Dương Trưởng ban tổ chức giải phát biểu
Ông Tô Kiều Thẩm và ông Tô Phạm Phú Xuyên trao giải Nhất và Nhì
Chỉ trong vòng 15 ngày (từ ngày 15 đến 30 tháng 6 năm 2025), giải chạy đã thu hút 770 lượt người truy cập và đăng ký tham gia. Ban Tổ chức lựa chọn 9 người chạy xa nhất và an toàn nhất để trao các giải Nhất, Nhì, Ba và giải Khuyến khích. Cụ thể:
Giải Nhất Thuộc về Tô Chính Nghĩa và Tô Bích Ngọc; giải Nhì Tô Chung (Hà Nội); giải Ba Tô Ngọc Tấn; Giải Khuyến khích thuộc về Tô Văn Dương (Thanh Hóa), Tô Thanh Hiệp, Tô Anh Tuấn (Hưng Yên), Tô Xuân Dư, Tô Nguyên (Thanh Hóa).
Anh Tô Văn Dương trao chứng nhận đồng hành cúng giải chạy
Ban chấp hành Thanh niên trao giải
Đây là lần đầu tiên giải chạy olinne được tổ chức và Ban tổ chức cũng như khán giả đều mong muốn sẽ tiếp diễn cho những năm sau.
Ban Quản lý Di tích và Đoàn Thanh niên Họ Tô chụp ảnh lưu niệm
Trước đó, Đoàn được ông Nguyễn Xuân Việt giới thiệu về thân thế sự nghiệp của danh nhân Tô Hiến Thành. Ông là trọng thần ba đời quân vương, một lòng trung nghĩa, nhân cách sáng ngời, trung quân, ái quốc, vì nước vì dân, quang minh chính đại. Chỉ huy ba quân, dẹp yên phản loạn, giữ vững biên cương, dẫn dắt dân chúng, khơi sông lấn biển, mở mang bờ cõi. Thật xứng là:
Biển Đông vạn dặm giang tay giữ
Đất Việt muôn năm vững trị bình
Tiết mục văn nghệ chào mừng
Cũng theo giới thiệu của ông Nguyễn Xuân Việt, Đoàn đi thăm Miếu Hàm Rồng thờ Lý Bát Lang, là con trai của Hậu Lý Nam Đế Lý Phật Tử và bà Lã Ngọc Thành (quê ở Chu Chàng, Quảng Oai, Sơn Tây). Ngài là con trai thứ 8 nên được gọi là Lý Bát Lang. Đây là một chứng tích hiếm hoi còn sót lại trên khu thành cổ Ô Diên. Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương, UBND TP Hà Nội đã ban hành quyết định xếp hạng miếu Hàm Rồng là di tích lịch sử văn hóa cấp TP tại Quyết định số 1567/QĐ-UBND ngày 22/3/2024.
Chùa Hải Giác ra đời từ thế kỷ thứ 6. Chùa được xây dựng trên khu đất bằng phẳng với các kiến trúc bộ phận được bố trí chiều sâu theo trục chính là Đông - Tây. Trải qua nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm. Trong chùa hiện còn lưu giữ hơn 200 pho tượng lớn nhỏ, trong đó có 50 pho tượng tròn là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao. Cuối thế kỷ 19 có đức Thanh Trang – tổ sư vì đạo quên thân vì dân phục vụ. Đất nước đang lâm khổ vì giặc Pháp nên Ngài quyết tâm cùng với các hiền tài yêu nước đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhà chùa đã xây cho Ngài một Bảo Tháp.
Đoàn Thanh niên Họ Tô và bà Búi Thị Tiếm ( thứ ba từ trái sang hàng đứng thứ nhất) chụp ảnh lưu niệm
Đoàn về thăm gia đình bà Bùi Thị Tiếm, 86 tuổi, vợ ông Tô Văn Dũng (đã mất) là gia đình Họ Tô duy nhất hiện nay tại xóm Lẻ, làng Hạ Mỗ. Trong nhà có cây đối:
Thiên niên tổ tích hiển gia vinh
Tam đế Lý triều vinh quốc sử
Cùng nhiều Bằng khăn, Giấy khen, Bằng mừng thọ, Gia đình văn hóa của các con cháu.
Xương Giang
- BÀI PHÁT BIỂU TRONG LỄ KỶ NIÊM 846 NĂM NGÀY MẤT CỦA DANH NHÂN TÔ HIẾN THÀNH
- THÔNG BÁO HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT CỦA THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG HỌ TÔ VIỆT NAM KHOÁ VI NHIỆM KỲ 2024-2028
- Dâng hương Thủy tổ Tô Lịch ngày 1 tháng 3 năm Ất Tỵ - 2025
- LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG ĐÌNH THUẦN LƯƠNG, XÃ HÙNG THẮNG, HUYỆN BÌNH GIANG, HẢI DƯƠNG
- NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỌ TÔ VIỆT NAMLẦN THỨ VI NHIỆM KỲ 2024 – 2028
- PHÁT BIỂU KHAI MẠC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỌ TÔ VIỆT NAM LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2024 – 2028
- PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG HỌ TÔ VIỆT NAM NĂM 2024
- LỄ KỶ NIỆM 844 NĂM HÚY NHẬT DANH NHÂN TÔ HIẾN THÀNH (12/6 KỶ HỢI, 1179 – 12/6 QUÝ MÃO 2023)
- Danh sách ủng hộ Quỹ tương thân tương ái hỗ trợ Người họ Tô Việt Nam gặp hoàn cảnh khó khăn do đại dịch COVID-19
- Thư kêu gọi ủng hộ quỹ Quỹ Tương Thân Tương Ái hỗ trợ Người Họ Tô gặp khó khăn do đại dịch COVID–19
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



