
Đoàn Họ Tô Việt Nam chụp ảnh lưu niệm
Ngày 28 tháng 4 năm 2025 (tức mồng 1 tháng 4 năm Ất Tỵ), Họ Tô Việt Nam tổ chức lễ thắp hương thường kỳ hàng tháng tại đền Bạch Mã, số 76 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tới dự Hội đồng Họ Tô Việt Nam có ông Tô Văn Minh – Chủ tịch; ông Tô Quang Mậu - Phó Chủ tịch Thường trực; các Ủy viên Thường trực có ông Tô Thành Tuyên, ông Tô Kiều Thẩm, bà Tô Thị Trinh, bà Tô Thị Thảo… Hội đồng Họ Tô thành phố Hà Nội có ông Tô Văn Trào; ông Tô Duy Phương, bà Tô Thị Hà, bà Tô Thị Giang, ông Tô Văn Khánh, ông Tô Ngà, ông Tô Văn Tuấn, ông Tô Xuân Vợi… Đặc biệt có ông Tô Vĩnh Diện (Hà Tĩnh) và em là Tô Phương Dung cùng con trai là Đặng Mạnh Hùng tới lễ và cung tiến 2 bình hoa bạch lan, cùng đông đảo khách thập phương.
Thần Long Đỗ - Tô Lịch
Đền Bạch Mã là một trong “Tứ trấn" của kinh thành Thăng Long xưa. Đền được xây dựng ở huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền thờ thần Long Đỗ - Tô Lịch, vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long, trấn giữ phía Đông (thành hoàng Hà Nội).
Họ Tô Việt Nam thắp hương tại đền thượng
Tương truyền, khi Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, vua cho xây thành nhưng nhiều lần đắp lên lại bị sụp đổ. Vua liền sai người tới đền cầu đảo, liền thấy một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, đi đến đâu để vết chân đến đấy, xong xuôi ngựa quay về đền rồi… biến mất. Thấy vậy, vua liền cho xây thành đắp đê theo đúng dấu chân ấy và thành công, do đó đền mới lấy tên là Đền Bạch Mã (đền ngựa trắng) và tôn thờ thần Long Đỗ làm Thành Hoàng của kinh thành Thăng Long.
Điểm nổi bật của nét kiến trúc bên trong ngôi đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, bộ đỡ mái đều được làm theo đúng kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”, nét chạm khắc tỉ mỉ, chắc, khỏe.
Đền Bạch Mã được xây dựng từ thế kỉ thứ 9, mang vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm với nền tường vàng, cánh cửa làm bằng gỗ đỏ được chạm khắc rồng vàng.
Điểm nổi bật của nét kiến trúc bên trong ngôi đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, bộ đỡ mái đều được làm theo đúng kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”, nét chạm khắc tỉ mỉ, chắc, khỏe...
Nhà đại bái đền Bạch Mã đặt áng thờ chế tác tinh xảo và được chạm khắc chi tiết rồng phượng sơn son thếp vàng. Đặc biệt các chi tiết đầu rồng, hoành phi, câu đối không chỉ thếp vàng rực rỡ mà còn vô cùng tinh xảo, sống động.
Nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý có giá trị lịch sử to lớn như: 15 tấm bia văn ghi lại những điển tích, thần thoại xây dựng đền và nghi lễ cúng thần, các lần tôn tạo trong hơn 1000 năm qua. Ngoài ra còn có: Sắc phong, hương án., độc bình, đôi phổng, chuông đồng hay kiệu rước,…
Họ Tô Việt Nam thắp hương tại đền trung
Trong không gian linh thiêng ấy của đền Bạch Mã, giữa những nhộn nhịp của đất Hà Thành, dường như đền Bạch Mã đã trở thành vẻ đẹp độc đáo, riêng biệt vốn có của phố cổ, trở thành điểm đặc sắc chỉ riêng ở phố cổ Hoàn Kiếm, Hà Nội mới có.
Với hơn 1.000 năm lịch sử, đền Bạch Mã là một trong những di sản tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội. Lễ hội của đền được tổ chức vào ngày 12 và 13 tháng Hai âm lịch hằng năm, là sự dung hòa giữa văn hóa tín ngưỡng dân gian và nghi thức cúng cung đình, tạo nên nét đặc sắc riêng biệt.
Hội đồng Họ Tô thắp hương tại đền mẫu
Trải qua hơn một nghìn năm, ngôi đền đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được cảnh quan uy nghiêm và những dấu tích cổ hiếm thấy, mang những giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt.
Thời gian qua, UBND TP Hà Nội, quận Hoàn Kiếm quan tâm bảo tồn, phát huy các giá trị di tích để phục vụ cho công tác nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và trở thành điểm đến du lịch đặc thù đối với du khách trong và ngoài nước.
Tô Vĩnh Diện và Tô Phương Dung cung tiến 2 bình hoa bạch lan
Ngày 18/1/2022, Thăng Long tứ trấn gồm bốn di tích tiêu biểu, trấn giữ bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long xưa, trong đó có đền Bạch Mã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Tô Kiều Thẩm
- Đại tá Tô Anh Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam kiểm tra Cơ sở cai nghiện ma tuý
- Hưng Yên: Trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó nhân 81 năm ngày hy sinh của liệt sĩ Tô Hiệu
- Nghỉ hưu sớm do không muốn từ lãnh đạo xuống làm chuyên viên
- THÔNG BÁO
- Lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk đối thoại với cán bộ, hội viên, phụ nữ
- Chủ tịch UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) Nguyễn Anh Đức: thăm và tặng quà gia đình người có công tiêu biểu nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội
- Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon
- UBND huyện Hạ Lang, Hội đồng Họ Tô Việt Nam, Hội đồng Họ Tô tỉnh Cao Bằng phối hợp tổ chức Lễ cất nóc Đền thờ Nàng Tô Thị (Tô Thị Hoạn
- Quỹ Khuyến học, khuyến tài Tô Hiệu trao 200 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó
- Chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy VKSND tỉnh Trà Vinh
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



