
Mô hình trang trại tổng hợp của ông Tô Xuân Lượng thôn Lục Xá, xã Quảng Long cho thu nhập 120 triệu/năm. Ảnh: Nguyễn Nam -TTXVN
Chi Họ Tô Xuân Bảng chúng tôi là một nhánh của Chi II, Họ Tô thôn Bao Hàm, xã Thụy Hà, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Hiện nay đang sinh sống tại thôn Xuân Bảng, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
Thế tổ Tô Văn Thành, đời thứ 12, Chi II họ Tô Bao Hàm sinh năm 1815, mất năm 1888, hưởng thọ 73 tuổi. Là con cụ Tô Văn Đáp, đời thứ 11.
Nơi sinh ra ở thôn Bao Hàm, xã Thụy Hà, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Cụ có 2 vợ là Vũ Thị Lý và Nguyễn Thị Thúy. Sinh ra 4 người con: 1 gái, 3 trai. Là cành cả Bao Hàm hiện nay.
Trong thời gian sống ở quê cụ được bầu làm Lý trưởng, cụ giữ chức 6 - 7 năm. Thời đại phong kiến hà khắc với nhân dân, làm cho dân khổ sở điêu đứng, cụ không đành lòng, xin thôi chức Lý trưởng. Trên không cho, sau đó cụ mang triện đồng lên quan huyện để trả và sợ bị bắt, cụ rời bỏ vợ con quê hương để lánh thân vào miền Trung và đổi tên là Tô Văn Đỏ. Trú quán tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh để làm ăn và lấy vợ tên là Trần Thị Lân sinh 2 con gái. Kinh tế tạm đủ ăn, vợ chồng con cái định về quê nội Thái Bình.
Ra tới Thanh Hóa trú chân để đi tiếp, tại xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương gặp được ông Cai tổng thấy cụ có trình độ nho học khá nên giữ vợ chồng con cái ở lại. Được giới thiệu lên Trại Quýt Bến nay là làng Xuân Bảng. Vợ chồng khai hoang trồng trọt một thời gian kinh tế khá giả, sinh thêm 2 trai 1 gái. Lúc đó, vào khoảng năm 1853. Đến năm 1888 cụ và con trở về thăm quê ngoại ở Hà Tĩnh. Tới nơi không may trong quê đang có dịch tả cụ bị bệnh và mất tại Hà Tĩnh. Sau con cháu cụ đã vào lấy hài cốt của cụ về an táng tại nghĩa địa thôn Xuân Bảng. Nay đã xây lăng mộ cụ ông, cụ bà khang trang, đẹp đẽ.
Cụ Tô Văn Thành có 4 người con ở Xuân Bảng, hai gái, hai trai.
Người thứ nhất chị cả là Tô Thị Bàng, lấy chồng sang họ Vũ.
Người thứ 2 Tô Văn Mệnh sinh được 3 người con: 2 trai, 1 gái.
Người thứ ba Tô Thị Vân lấy chồng sang họ Lê.
Người thứ tư Tô Văn Chất sinh được 5 người con, 4 trai 1 gái. Nay đã đến đời thứ 5, số hộ hiện nay là 9, số hộ sinh sống nơi khác là 3. Tổng số nhân khẩu trên 50 người, nghề nghiệp chính là nông nghiệp.
Do kinh tế còn khó khăn nên chưa xây dựng được nhà thờ riêng, hàng năm đến ngày giỗ Tổ cụ ông, cụ bà, con cháu về dâng hương tại nhà chắt trai của cụ (5 đời).
Trong dòng tộc con cháu đều thương yêu lẫn nhau, vui buồn có nhau, vui vẻ đoàn kết.
Tô Văn Hùng
- CHI HỌ TÔ THÔN ĐOAN BÌNH, XÃ PHÚ GIA, HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH
- Chi Họ Tô Đại Tôn xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
- Chi Họ Tô xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
- CHI HỌ TÔ VĂN LÀNG HOA SƠN (NAY LÀ THÔN TÚ SƠN), XÃ ĐỨC LÂN, HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI
- HỌ TÔ XÃ NGỌC SƠN, HUYỆN QUỲNH LƯU, NGHỆ AN
- CHI HỌ TÔ XÃ NGƯ LỘC, HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA
- Chi Họ Tô thôn Đoài, xã Đồng Bài, huyện Cát Hải - Hải Phòng
- Chi Họ Tô làng Vân Hợp phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
- Họ Tô thôn Cậy, xã Long Xuyên, Huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
- HỌ TÔ THÔN NÀ KHANH, XÃ ĐỔNG XÁ, HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC CẠN
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
- Chúc văn mừng Hội nghị Họ Tô Hà Nội



