
Hội Phụ nữ xã Lục Ba kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2023 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng (ảnh TL)
Thủy tổ là Tô Gia Hợp (1870 - 1954), dân tộc Choang, Tổ bà không nhớ tên, đến lập nghiệp tại vùng đất Bẫu Châu, xã Lục Ba, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ khoảng năm 1920. Đến nay đã được gần 100 năm. Cụ Tô Gia Hợp mất năm 1954, mộ phần táng tại xã Lục Ba.
Cụ Tổ Tô Gia Hợp sinh được 4 người con (2 trai, 2 gái). Từ đây phát triển thành Họ Tô Gia xóm Bẫu Châu, xã Lục Ba, huyện Đại Từ.
Tính từ Thủy tổ đến thế hệ mới sinh ngày nay đã truyền kế được 6 đời.
Họ Tô Gia hiện có 3 chi. Trưởng họ là ông Tô Sinh Du (tức Tô Vĩnh Khôn), sinh năm 1937, đời thứ 3.
Chi Cả ở tại xóm Dược Ba, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên do ông Tô Giang Nam, đời thứ Tư, làm Trưởng chi. Toàn chi có 7 hộ với 27 nhân khẩu.
Chi Hai ở tại xóm Bẫu Châu, xã Lục Ba, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên do ông Tô Vĩnh Phúc, đời thứ Tư, làm Trưởng chi. Toàn chi có 17 hộ với 59 nhân khẩu.
Chi Ba ở tại xóm Bãi Chè, xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, do ông Tô Quyết Chiến, đời thứ Tư, làm Trưởng chi. Toàn chi có 5 hộ, với 15 nhân khẩu.
Ngoài ra còn một số hộ vào làm ăn và định cư ở huyện Phú Bổn, tỉnh Gia Lai.
Như vậy, Họ Tô Gia xóm Bẫu Châu, xã Lục Ba có tổng số 30 hộ với 110 nhân khẩu.
Nghề nghiệp chủ yếu của dòng họ là làm ruộng, đời sống trung bình.
Trong họ có 4 người tốt nghiệp đại học.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ có 9 người tham gia lực lượng vũ trang nhân dân.
Một số phong tục của dòng họ:
Dòng họ không có nhà thờ chung, vì nhà nào cũng có bàn thờ cúng riêng, trên thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, dưới thờ gia tiên.
Chỉ giỗ người đã mất đến hết vòng tang, không có ngày giỗ các năm tiếp theo. Tất cả chỉ tập trung cúng vào ngày Thanh Minh, tảo mộ.
Trưởng họ không phải cha truyền con nối và không nhất thiết là Chi trưởng, mà là người: Cao tuổi nhất, có uy tín trong dòng họ, hiểu biết về việc họ, để hướng dẫn, giúp đỡ trong họ thực hiện tốt văn hóa truyền thống của dòng họ.
Chỉ mừng sinh nhật cho người già khi con cái đã có vợ chồng và có cháu (thường là từ tuổi 50, 60 trở lên).
Tô Sinh Du (Trưởng họ)
- Họ Tô huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- HỌ TÔ HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI
- HỌ TÔ HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
- HỌ TÔ HUYỆN DẦU TIẾNG, TINH BÌNH DƯƠNG
- HỌ TÔ HUYỆN CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU
- HỌ TÔ HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH CAO BẰNG
- HỌ TÔ DUY THÔN CHÂU TRÚC, XÃ MỸ CHÂU, HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH
- HỌ TÔ DUY GỐC MẠC, XÃ QUỲNH NGHĨA, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
- HỌ TÔ ĐỨC THÔN CHẤN, XÃ ĐÔNG BÀI, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- HỌ TÔ ĐỨC THỊ TRẤN THIÊN CẦM, CẨM XUYÊN, HÀ TĨNH
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



