SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TRAO ĐỔI

Việt Anh hỏi: Em muốn đi xklđ để kiếm tiền về cho gia đình, nhưng hiện tại thì người mô giới bảo em là đi hết 6000 USD, em tìm trên mạng thấy có rất nhiều thông tin và em có cảm giác như bị cuốn vào mama trận. Mong anh chi giúp đỡ tư vấn cho em.? Việt Anh ( Hải Phòng Chuyên gia tư vẫn XKLĐ đài advance: rất nhiều bạn đã hỏi công ty. Hiện nay theo Bộ lao động thương binh xã hội ,Việt Nam chỉ có khoảng hơn 100 công ty được cấp giấy phép đưa người đi xuất khẩu lao động, còn lại là bất hợp háp. Thị trường XKLĐ Đài Advance được mở cửa từ năm 1999 và đến nay thì Tổng công ty cổ phần GLODECO...,JSC cũng đã có 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực XKLĐ Đài Credit. Đài Advance là thị trường cần rất nhiều lao động glodeo.vn/tin/xuat-khau-lao-dong-dai-loan/.Tính tới 9 tháng đầu năm 2016 đã có gần 90.000 người xuất cảnh sang Đài Credit làm việc nhưng chủ yếu vẫn qua các nhà trung gian, vì vậy chi phí xuất cảnh thường được các nhà mô giới tùy ý hét giá tăng lên 1000 USD/người thậm chí là 1500 USD so với quy định của nhà nước. Chi phí xuất cảnh đang là vấn đề trở lại lớn nhất của người lao động lại còn phải gánh thêm các khoản tiền cho người trung gian vì vậy người lao động rất thiệt thòi, không biết tới quyền lợi, lợi ích của mình khi tới trực tiếp công ty dự tuyển. Cụ thể: Khi đi xuất khẩu lao động đài glodsoad xkld quy định của nhà nước là 2036 USD/người tức khoảng 45 triệu VNĐ,thì người lao động còn phải trả cho "cò mồi" 20 thậm chí là 25 triệu( tiền phí trung gian) tức tổng chi phí khoảng 70 triệu. Với đội ngũ trung gian, "cò mồi" khác, số tiền chênh lệch mà người lao động phải trả thậm chí còn cao hơn, bởi các đối tượng cò còn nâng chi phí thêm vài trăm, thậm chí vài nghìn USD so với mức giá mà các công ty đưa ra đối với những thị trường Để tạo nguồn lao động, ngoài việc đăng tuyển trên báo chí, dai loan xkld, glodeo.vn/tin/xuat-khau-lao-dong-dai-loan/cử người về các tỉnh xa, trung gian ở huyện,xã,phường để họ đứng ra nhận hồ sơ tuyển dụng chuyển cho công ty. Trong đó, với mỗi lao động được xuất cảnh, các cò và trung gian sẽ trả hoa 400 USD, thậm chí 600 USD. hoi-thoai Lời Khuyên của xkld dai loan lao động chuẩn bị đi Đài Credit Khi quyết định lựa chọn công ty nào, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ thông tin công ty đó, tham khảo những chia sẻ của người lao động đã và chuẩn bị xuất cảnh. http://glodeo.vn/tin/xuat-khau-lao-dong-dai-loan/ nào cần có hóa đơn, chứng từ rõ ràng. glodeo.vn/tin/xuat-khau-lao-dong-dai-loan/ tiền khi không có hóa đơn đưa cho bạn. - Nên tham khảo tư vấn từ một số công ty khác nhau, dành thời gian tới trực tiếp các công ty xkld dai loan số lượng đơn hàng nhiều feed ít... - Nên hường xuyên nắm bắt godeco.vn nhất đặc biệt là từ các nguồn chính thống của cục quản lý lao động ngoài nước feed trung tâm lao động ngoài nước... Nếu muốn đi XKLĐ Đài Credit có thể gọi điện đến hotline: 1900 63 61 60( Hồng Vân) xuat khau lao dong dai loan xkld dai loan xkld dai loan xuat khau lao dong dai loan Tuyển người lao động đi xkld dai loan tại Tổng công ty GLODECO. 16 năm kinh nghiệm chúng tôi luôn luôn hướng tới lợi ích của người lao động, trực tiếp không qua mô giới, chi phí thấp nhất thị trường http://glodeco.vn

Trong hơn một năm qua (2014 - 2015), Ban biên tập sách Họ Tô Việt Nam đã nhận được hàng trăm ý kiến góp cho quyển sách. Phần lớn ý kiến đã được Ban biên tập tiếp thu, bổ sung, sửa chữa hoàn thiện bản thảo để quyển sách có thể xuất bản đúng kế hoạch như đã dự kiến vào tháng 9 - 2015.

 

Tuy nhiên cũng có những ý kiến cần trao đổi thêm cho rõ:

1- Có ý kiến cho là quyển sách quá dài

Quyển sách Họ Tô Việt Nam đã in ra dày 1200 trang. Muốn nói là sách dài hay ngắn, dày hay mỏng, phải xem tính chất quyển sách. Hội nghị liên tịch Ban chỉ đạo biên soạn và Ban biên tập ngày 29-9-2012 đã kết luận: “Quyển sách Họ Tô Việt Nam chưa phải là cuốn tổng phả của dòng họ mà là quyển sách tổng hợp một cách hệ thống những thông tin tư liệu về dòng họ tích lũy được trong 14 năm (nay là 17 năm) xây dựng và hoạt động của Ban liên lạc Họ Tô Việt Nam. Đây là những tư liệu cơ bản, quan trọng và quý giá, là cơ sở để sau này khi có điều kiện sẽ viết cuốn Tổng phả Họ Tô Việt Nam”.

Như vậy trước hết đây là một tập hợp thông tin - tư liệu tích lũy được trong 17 năm hoạt động của Ban liên lạc Họ Tô Việt Nam, là vốn quý cho Hoạt động dòng họ những năm tiếp theo. Những tư liệu đó không phải được tập hợp một cách xô bồ, chắp vá mà được chắt lọc, biên tập lại theo  một đề cương chi tiết chặt chẽ. Vì vậy quyển sách đã được một Hội đồng nghiệm thu gồm những người có kiến thức cao, có uy tín lớn trong dòng họ nghiệm thu với 100% số phiếu đánh giá tốt và kết luận là quyển sách có tính chất như một cuốn “Lịch sử của dòng họ Tô Việt Nam”.

Quyển sách đã đạt 2 mục đích:

- Là kho tư liệu quan trọng quý giá, để sau này khi có điều kiện sẽ viết cuốn Tổng phả Họ Tô Việt Nam. (Nói như vậy thôi nhưng 10 - 20 năm nữa khi lớp người đã làm việc họ gần hai chục năm, có hiểu biết sâu về dòng Họ Tô Việt Nam không còn nữa, thì liệu có ai đủ tâm huyết, đủ kiến thức về dòng họ, đứng ra viết quyển sách ngàn trang về dòng họ).

- Có tính chất như một cuốn lịch sử về dòng Họ Tô Việt Nam, quyển sách đáp ứng yêu cầu của nhiều người trong và ngoài dòng họ muốn tìm hiểu về lịch sử và truyền thống của dòng Họ Tô Việt Nam. Trong lúc chưa có quyển sách nào thay thế thì quyển sách này có thể phục vụ cho Hoạt động của dòng họ trong 10 -20 năm nữa.

Một quyển sách đạt 2 mục đích được sử dụng trong thời gian như vậy thì ngàn trang đâu phải là dài.

2- Có hai người góp ý kiến là chỉ cần viết quyển sách 170 - 200 trang.

Một quyển phả của 1 chi họ viết  nghiêm túc cũng không thể dưới 200 trang. (Họ Tô Bao Hàm: 290 trang; Họ Tô Bình Mỹ: 307 trang; Họ Tô Thượng Tầm: 556 trang). Quyển lịch sử của cả một dòng họ đã quy tụ được hơn 400 chi họ, trải khắp 49 tỉnh, thành phố từ Nam chí Bắc, không lẽ lại ngắn hơn quyển phả của 1 chi họ. Chính 2 vị góp ý là phải viết ngắn, khi cung cấp thông tin cá nhân, người thân và chi họ để đưa vào sách thì tư liệu của mỗi vị đã chiếm 3 - 4 trang sách. Vậy 170 trang sách phục vụ được bao nhiêu người? Quyển sách Họ Tô Việt Nam ngoài phần viết chung về dòng họ và hai danh nhân kiệt xuất là Tô Lịch, Tô Hiến Thành còn phải đăng bài giới thiệu của 400 chi họ và thông tin chi tiết (tiểu sử và ảnh) của hơn 200 người họ Tô tiêu biểu, chưa kể thông tin ngắn gọn của mấy trăm người khác. Một lượng thông tin như vậy làm sao gói được trong 200 trang sách. Làm như thế khác nào “trói voi bỏ rọ”(!)

Một quyển sách 200 trang chỉ cần vài ba người viết trong vài ba tháng. Cần gì phải lập một Ban chỉ đạo biên soạn và một Ban biên tập đông đến gần 30 người làm việc trong suốt 3 năm. Làm như vậy, như tiền nhân nói là “giết gà mà dùng dao mổ trâu” (!)

3- Lại có ý kiến nói là ai có thời gian để đọc nổi hơn 1000 trang sách?

Như trên đã nói quyển sách trước hết là một kho tư liệu quý nhưng được sắp đặt như 1 cuốn lịch sử của dòng họ. Vì vậy cũng có thể có người đọc từ đầu đến cuối, nhưng không phải đọc ngay một lúc, mà nhẩn nha mỗi ngày mươi trang như một cách giải trí. Còn phần đông là thích mục nào tìm đọc mục đó. Quyển sách có 4 phần, trừ phần Phụ lục, còn ở những trang đầu của mỗi phần đều có ghi những đề mục chính hoặc những nội dung chính của phần đó và số trang tương ứng làm cho người đọc dễ dàng tìm thấy nội dung cần đọc.

4- Về học vị của Đức Tô Hiến Thành

Có 1 ý kiến nói là Đức Tô Hiến Thành không đỗ Thái học sinh. Gán cho Đức Tô học vị Thái học sinh (tương đương Tiến sĩ sau này) không những không nâng cao mà còn làm giảm vị thế của Người.

Việc Đức Tô Hiến Thành đỗ Thái học sinh vào triều Lý được ghi trong thần tích của đền Sầm Sơn, đình Vân Thị (Ninh Bình), đình Ích Vịnh (Hà Nội). Đặc biệt có 3 sử liệu quan trọng ghi lại việc này. Đó là sách “Từ Liêm đăng khoa lục” (sách ghi các vị khoa bảng của huyện Từ Liêm xưa, trong đó có xã Hạ Mỗ); bia đá “Bản phủ tiền triều chư danh khoa bi” (Bia ghi danh những người đỗ đạt cao của phủ Hoài Đức xưa trong đó có xã Hạ Mỗ)dựng tại Văn Miếu phủ Hoài Đức; “Kim Sơn Văn Hiến đường bi ký (tấm bia đá ghi sự tích Văn Hiến đường của xã Hạ Mỗ) đều ghi Đức Tô Hiến Thành đỗ Thái học sinh vào năm Mậu Ngọ niên hiệu Thiệu Minh thứ nhất (1138) đời Lý Anh Tông. Chẳng lẽ Sổ vàng (sử sách) Bia đá(văn bia) ở chính quê hương Người là xã Hạ Mỗ, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức lại không đáng tin cậy?

5- Về cách tính số đời trong gia phả

Có hai ý kiến phản bác việc sách Họ Tô Việt Nam nói hậu duệ của Đức Tô Hiến Thành mới đến đời thứ 28 với lý lẽ là: ngày xưa các cụ thường lấy vợ sớm, sinh con sớm nên một đời chỉ là 20 năm. Nên Đức Tô Hiến Thành sinh cách đây 900 năm (1102) thì hậu duệ của Người nay chí ít phải là đời thứ 40. Nhưng cũng phải xét đến một lý lẽ khác là các cụ  ngày xưa khát con trai, lại do nạn “hữu sinh vô dưỡng” (đẻ ra không nuôi được), nên phải năm thê bảy thiếp, đến khi luống tuổi mới có con trai như cụ Tô Trung là thân phụ Đức Tô Hiến Thành năm 42 tuổi vẫn chưa có con hoặc người cháu đời thứ 5 (tằng tôn) của Đức Tô Hiến Thành là Tô Hiến Chương, tuổi ngoại tứ tuần mới sinh được Lê Hiến Giản, Lê Hiến Tứ. Nên không phải mỗi đời chỉ là 20 năm.

Còn trong thực tế xem gia phả của một số chi họ ghi chép được đầy đủ thì một đời thường từ 30 đến 35 năm.

Như trong gia phả Họ Tô làng Thượng Tầm, ông Tổ đời 2 là Tô Phúc Sinh sinh năm Ất Tỵ (1485) nay mới đến đời 18. Khoảng cách đời đến ông Tổ đời 2 là 16 đời. Vậy 1 đời = (2015 - 1465) : 16 = 33 năm

Trong gia phả Họ Tô làng Bao Hàm, Thủy tổ Tô Huệ Ân, Tô Huệ An sinh  khoảng 1370, nay mới đến đời 20, khoảng cách đời đến Thủy tổ (đời 1) là 19 đời, nên 1 đời là (2015 - 1370) : 19 = 34 năm

Vì vậy nói Đức Tô Hiến Thành (sinh năm 1102) nay hậu duệ đến đời 28 thì 1 đời là 34 năm cũng không phải là phi lý.

Tuy nhiên khi sắp xếp phả hệ Đức Tô Hiến Thành, chúng tôi cũng thấy có một chỗ còn nghi vấn nhưng chưa có căn cứ để làm rõ. Đó là trong bản “Lý lịch di tích Lịch sử - Văn hóa đền Thượng Lao”, ở xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định của Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Nam Định có nói là “hai người cháu đời thứ 6 của Đức Tô Hiến Thành là Lê Hiến Giản, Lê Hiến Tứ (mang họ mẹ) sinh năm 1345, tính ra 1 đời bằng 49 năm. Có thể ở đây có sự nhầm lẫn. Nếu tính 1 đời là 30 - 35 năm thì Lê Hiến Giản, Lê Hiến Tứ phải  là cháu đời thứ 8 của Đức Tô Hiến Thành và hậu duệ của Người nay đến đời 30 (không phải là 40) là hợp lý.

 

Ban biên tập sách Họ Tô Việt Nam