
Cán bộ xã Bằng Luân giới thiệu mô hình trồng bưởi đặc sản Đoan Hùng (Ảnh TL)
Ở xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ có 3 nhành Họ Tô là Tô Trọng, Tô Viết và Tô Thế, nhưng nguồn gốc đều từ thôn Báo Văn, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc…
Theo gia phả của Họ Tô Văn ở thôn Báo Văn, xã Đồng Văn, thì Thủy tổ Họ Tô Văn là Tô Văn Nhân, tự Phúc Đức, không biết từ đâu đến sinh cơ lập nghiệp vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, nay phát triển đến đời thứ 11. Cụ sinh được 2 người con trai là Tô Trọng Công, tự Phúc Tính và Tô Viết An, tự Phúc Bằng, trở thành Thế tổ của 2 phân chi Họ Tô Trọng, Tô Viết.
Họ Tô Trọng không biết vào năm nào, có 1 nhánh đi lập nghiệp ở thôn 8, xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, nay có 12 hộ, 62 nhân khẩu, 30 đinh. Tộc trưởng là ông Tô Trọng Minh.
Họ Tô Viết, cụ Tô Viết An sinh được 6 con trai là Tô Viết Kềnh, Tô Viết Càng, Tô Viết Vui, Tô Viết Vẽ, Tô Viết Thành và Tô Viết Sự (mất khi còn nhỏ). Cụ Tô Viết Càng đi lập nghiệp cũng ở thôn 8 (xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng), nay đến đời thứ 9, có 11 hộ, khoảng 70 nhân khẩu, 35 đinh.
Cụ Tô Viết Càng là đời thứ ba Họ Tô Văn, có thể sinh khoảng năm 1850 và đi lập nghiệp ở xã Bằng Luân vào khoảng những năm 70 của thế kỷ 19. Vì là anh em thúc bá nên phán đoán nhành Tô Trọng ở Bằng Luân có thể cùng đến định cư vào thời gian này.
Nhánh Họ Tô Thế, ông Tổ là Tô Thế Nghiệp, Tổ bà là Phạm Thị Sửa, có nguồn gốc là Họ Tô Thế thôn Báo Văn (xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc), lên định cư ở thôn 13, xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ từ năm 1945, nay mới đến đời thứ 4, có 7 hộ và 18 nhân khẩu. Tộc trưởng là ông Tô Thế Vinh, đời 2.
Họ Tô xã Bằng Luân chủ yếu làm nông nghiệp, đời sống ổn định.
Viết thêm:
Ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ cũng có một nhánh Họ Tô, gốc là Họ Tô thôn Tam Đồng, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình nhưng không phải từ Thái Bình lên; mà từ Thái Bình đi làm ăn ở Thái lan là Việt kiều. Năm 1962 hồi hương về định cư ở thị trấn Đồng Xuân, huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ. Lúc đầu chỉ có 2 gia đình của 2 anh em, nay đã thành 13 hộ với khoảng 50 nhân khẩu. Hằng năm vẫn theo giỗ tết về thôn Tam Đồng, xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, Thái Bình.
Họ Tô Việt Nam
- HỌ TÔ THÔN MỸ LƯƠNG, XÃ VĂN LANG, HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH
- HỌ TÔ THÔN MỸ HÒA, XÃ ĐẠI HÒA, HUYỆN ĐẠI LỘC,TỈNH QUẢNG NAM
- Họ Tô thôn Kim Sơn, xã Lê Thiện, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
- Chi Họ Tô thôn Kim Lâm, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
- HỌ TÔ THÔN HỘI AN, XÃ PHỔ AN, THỊ XÃ ĐỨC PHỐ, TỈNH QUẢNG NGÃI
- Họ Tô thôn Hiền Lộc, xã Bình Lãnh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
- Họ Tô thôn Dương Nham, xã Phạm Thái, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
- Họ Tô thôn Đồng Mu, xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
- HỌ TÔ THÔN ĐOAN BÁI, XÃ ĐẠI BÁI, HUYÊN GIA BÌNH, TINH BẮC NINH
- HỌ TÔ THÔN ĐẠI ĐỒNG, XÃ ĐÔNG Á, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, THÁI BÌNH
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



