
Hai tuyến đường huyết mạch đại lộ Đông Tây và đường Đồng Khởi tại dự án Phố chợ Phú Khương (Ảnh TL)
Do chiến tranh, nhà cửa bị đốt phá nhiều lần nên gia phả, tư liệu về dòng họ không còn. Về sau ông Tô Văn Út lập lại gia phả mới, chỉ biết đến đời cụ ông Tô Văn Dầy đã định cư ở đất Phú Khương này rồi (nay là Khu phố 4, phường Phú Khương). Các đời trước không biết từ đâu đến.
Cụ ông Tô Văn Dầy có một người con trai là Tô Văn Dương.
Cụ Tô Văn Dương, vợ là Bùi Thị Liễu sinh được 7 người con, 3 trai, 4 gái là: Tô Thị Thông, Tô Văn Phát, Tô Thị Tài, Tô Thị Ngọ, Tô Thị Sáu, Tô Văn Bảy (mất lúc 14 tuổi) và Tô Văn Tám.
Đến đây Họ Tô Khu phố 4, phường Phú Khương chia làm 2 chi:
Chi Cả: Là con cháu hậu duệ của ông Tô Văn Phát.
Ông Tô Văn Phát sinh thời là một chức sắc của làng An Hội, thuộc tổng Bảo Hựu (nay là thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre), dân trong làng thường gọi ông là ông chủ Tô.
Ông Tô Văn Phát, vợ là bà Trương Thị Trứ (theo gia phả Họ Trương, bà Trương Thị Trứ là hậu duệ đời thứ 6 của Long Vân hầu kiêm Tả quân Phó tướng Gia Định thành, Phó Tổng trấn Trương Tấn Bửu (1752 – 1827). Hiện đền thờ Trương Tấn Bửu tọa lạc tại ấp 2, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bên Tre).
Ông bà sinh được 7 người con, 2 trai, 5 gái là: Tô Thị Tâm, Tô Thị Trâm, Tô Văn Tốt, Tô Thị Anh, Tô Thị Em, Tô Văn Út, Tô Thị Hoa.
Bà Tô Thị Tâm lấy chồng sinh được 7 người con cũng đều mang họ mẹ là Họ Tô, kể cả người con trai cũng mang họ mẹ.
Chi Hai: Là con cháu hậu duệ của ông Tô Văn Tám
Ông Tô Văn Tám, vợ là Nguyễn Thị Cẩn, sinh được 9 người con, 4 trai, 5 gái. Về sau ông Tô Văn Tám xuất gia tu hành và lập chùa Liên Hoa (Liên Hoa tự).
Nếu tính từ đời cụ ông Tô Văn Dầy đến thế hệ con cháu mới sinh đã truyền kế được 6 đời.
Tổng cộng 2 chi hiện có 37 hộ, với 99 nhân khẩu, có một số đang định cư ở nước ngoài, hoặc làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.
Trong họ có 16 người tốt nghiệp đại học và 3 Kỹ sư. Con cháu Họ Tô Khu phố 4, phường Phú Khương đa số làm trong ngành điện lực, viễn thông, giáo viên, mở công ty, kinh tế cá thể… Đời sống nói chung ổn định, không có hộ nghèo.
Tuy chia làm 2 chi, nhưng do cùng sống ở Khu phố 4, phường Phú Khương nên con cháu rất gần gũi, hòa thuận, giữ gìn được truyền thống của dòng họ.
Hàng năm vào ngày 28 tháng Ba, con cháu 2 chi tập trung tại nhà thờ Tổ, đặt ở chùa Liên Hoa, để dâng hương tưởng nhớ ông bà Tổ tiên. Việc thờ cúng ở chi Cả do ông Tô Thanh Thảo, đời 5, đảm nhiệm. Việc thờ cúng ở chi Hai do ông Tô Minh Lực, đời 5 đảm nhiệm.
Tô Thanh Thảo (đời 5)
- Họ Tô huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
- HỌ TÔ HUYỆN THỐNG NHẤT, TỈNH ĐỒNG NAI
- HỌ TÔ HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG
- HỌ TÔ HUYỆN DẦU TIẾNG, TINH BÌNH DƯƠNG
- HỌ TÔ HUYỆN CÁI NƯỚC, TỈNH CÀ MAU
- HỌ TÔ HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH CAO BẰNG
- HỌ TÔ GIA XÓM BẪU CHÂU, XÃ LỤC BA, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
- HỌ TÔ DUY THÔN CHÂU TRÚC, XÃ MỸ CHÂU, HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH
- HỌ TÔ DUY GỐC MẠC, XÃ QUỲNH NGHĨA, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
- HỌ TÔ ĐỨC THÔN CHẤN, XÃ ĐÔNG BÀI, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



