NGHỀ DẠY HỌC CHA TRUYỀN CON NỐI


                     Gia đình Đại tá Tô Bỉnh cháu nội của cụ Cử Tô (Ảnh gia đình cung cấp)

          Từ hàng trăm năm qua, hiếu học đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của dòng Họ Tô ở làng Thượng Tầm xưa, nay là thôn Thái Hòa, xã Đông Hoàng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Thời Nho học, nhiều vị người Họ Tô đã đỗ Nhị trường, Tú tài, Cử nhân. Trải qua những biến đổi sâu sắc của nền giáo dục nước nhà, đến nay dòng Họ Tô làng Thượng Tầm đã có hơn 600 người tốt nghiệp đại học, hơn 80 người đỗ Thạc sỹ, gần 30 người có học vị Tiến sỹ và gần 10 người được phong học hàm Phó Giáo sư. Trong bối cảnh đó, nghề dạy học trở thành một nghề thanh cao, được nể trọng và nhiều gia đình truyền từ đời này qua đời khác. Tiêu biểu nhất là đại gia đình cụ Cử nhân Tô Văn Thống đến nay đã có 5 đời nối tiếp nhau theo nghề dạy học.

                                              ĐỜI THỨ NHẤT

           Theo cuốn sách quý mang tên “Gia phả Phân chi 3-Chi 3-Phái Đệ nhị-Họ Tô làng Thượng Tầm” thì cụ Tô Văn Thống sinh ngày 15 tháng Giêng năm Tân Dậu (1861), tự là Lạc Đồng. Năm 15 ruổi, Cụ đã nổi tiếng là người học giỏi, được gia đình cho vào huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình theo học cụ Án sát người làng Dịch Diệp, tỉnh Nam Định. Năm Cụ 24 tuổi (1884) có khoa thi Hương ở trường thi Nam Định, cũng là thời điểm vua Tự Đức ký Hòa ước nhượng Bắc kỳ cho thực dân Pháp, nên Cụ đã bàn với cụ Cử Gia ở xã Đông Động là đi thi, nhưng làm bài để không đỗ khoa này, khoa tới sẽ liệu sau. Năm 1888 lại có khoa thi. Nhận thấy không thể một sớm một chiều đánh đuổi được giặc Pháp ra khỏi bờ cõi nước ta, nên cụ đã dự thi và cố gắng làm bài để đỗ cho xong nợ sách đèn. Đỗ Cử nhân năm 28 tuổi, nhưng Cụ không ra làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học. Môn sinh của Cụ  khá đông, trước sau khoảng 50 người, trong số đó sau này nhiều người đã đỗ Nhị trường, Tú tài, Cử nhân. Nhiều năm Cụ là Tiên chỉ của làng Thượng Tầm. Cụ được cả làng, cả huyện kính trọng gọi là cụ Cử Tô.

          Cụ Tô Văn Thống và cụ bà Vũ Thị Siêu sinh được 7 người con gồm 4 trai và 3 gái:

          - Tô Thị Điếm

          - Tô Văn Lệnh (cụ Cửu Định)

          - Tô Văn Trị (cụ Phán Trị)

          - Tô Văn Mạnh (cụ Ba Mạnh)

          - Tô Thị Đỗi

          - Tô Văn Thủy (cụ Giáo Thủy)

          - Tô Thị Biển

          Cụ Cử Tô mất ngày 23 tháng Mười năm Kỷ Mão (1939), hưởng thọ 79 tuổi, an táng tại nghĩa trang Nội Chạp.

ĐỜI THỨ HAI    

          Là người con trai thứ tư của cụ Cử Tô, cụ Tô Văn Thủy (thường gọi là cụ Tư Thủy hoặc cụ Giáo Thủy) sinh năm 1909, vào nghề dạy học từ năm 1938. Lúc đầu, Cụ dạy học ở xã Đôn Nông, huyện Duyên Hà (nay thuộc huyện Hưng Hà), sau chuyển về dạy ở xã Hội Châu, phủ Thái Ninh (nay là xã Đông Phong, huyện Đông Hưng). Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Cụ làm Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính lâm thời xã Thượng Phương (nay là hai xã Đông Hoàng và Đông Á). Việc này được ghi trong cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ xã Đông Hoàng (1930-2015)”, tr. 47. Tiếp theo đó, Cụ làm Trưởng phòng Cung tiêu thuộc Chi cục Ngoại thương tỉnh Thái Bình. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Cụ dạy học ở các vùng du kích trong huyện nhà. Sau ngày Hòa bình lập lại năm 1954, Cụ làm Hiệu trưởng Trường tiểu học xã Đông Hoàng, rồi xã Đông Á cho đến khi nghỉ hưu. Do những công lao trong quá trình công tác, Cụ được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huy chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Ba. Cụ Giáo Thủy mất năm 1980, an táng tại nghĩa trang Nội Chạp.

ĐỜI THỨ BA

          Những tư liệu hiện đã thu thập được cho thấy tất cả 4 người con trai của cụ Cử Tô đều có các con cháu làm nghề dạy học. Trong số 74 người cháu nội trai gái dâu rể của cụ Cử có tới 24 người nối nghiệp ông cha, chiếm gần 1/3. Cháu đích tôn của cụ Cử là cụ Tô Văn Thạc nhận bằng Thành chung tại Trường Bưởi (nay là Trường Chu Văn An) ở Hà nội. Về quê, Cụ dạy học tại Trường Kiêm bị (Tiểu học) huyện Đông Quan cũ, tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945. Năm 1950, khi giặc Pháp tràn đến tỉnh Thái Bình, Cụ chuyển cư lên tỉnh Yên Bái, tiếp tục dạy học cho đến khi nghỉ hưu. Cụ được phong tặng danh hiệu “Cán bộ Lão thành cách mạng”, danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”, được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì và Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhì. Cụ mất năm 1997.

          Tiếp bước anh cả, cụ Tô Văn Xứng làm cán bộ của Phòng Giáo dục huyện Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, cụ Tô Văn Xính làm giáo viên Trường Sỹ quan Tài chính, Bộ Quốc phòng. Cụ Tô Văn Hoằng (con trai cụ Ba Mạnh) làm Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Bình Thuận, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Cụ Giáo Thủy có 2 người con trai làm nghề dạy học: Cụ Tô Oánh lúc đầu dạy học tại huyện Đại Từ, sau về công tác tại Phòng Giáo dục thành phố Thái Nguyên. Cụ Tô Vũ Hổ, tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã hàng chục năm làm thầy giáo dạy văn hóa cho bộ đội ở Nông trường Sông Bôi, tỉnh Hòa Bình.

          Người em gái út của cụ Tô Văn Thạc là cụ Tô Thị Lịch từng làm Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Gia Định ở thành phố Hồ Chí Mnh, được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”. Cụ Phán Trị có 2 người con gái làm nghề dạy học: Cụ Tô Thị Trâm làm giáo viên tiểu học ở huyện Đại Từ, rồi sau đó chuyển về dạy học tại thành phố Thái Nguyên cho đến ngày nghỉ hưu. Cụ Tô Thị Loan dạy học tại nhiều trường trung học cơ sở ở Hà Nội, cuối cùng là Trường Trung học cơ sở Kim Liên, quận Đống Đa, trước khi nghỉ hưu. Cụ Giáo Thủy cũng có 2 người con gái làm giáo viên: Cụ Tô Thị Nguyệt Nga vào nghề dạy học tại Trường phổ thông cấp II xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, năm 1978 chuyển cư vào thành phố Hồ Chí Minh, làm Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Thái Bình ở Quận 1 cho đến khi nghỉ hưu. Cụ Tô Thị Kim Ngân ban đầu dạy học tại Trường phổ thông cấp III huyện Hưng Hà, rồi sau đó tại Trường Trung học sư phạm tỉnh Thái Bình.

         Nghề dạy học cũng được 6 người cháu dâu của cụ Cử Tô lựa chọn. Cụ Hoàng Thị Trinh (con dâu cụ Cửu Định) làm giáo viên tiểu học tại thị trấn Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Cụ Lê Thị Cần (con dâu cụ Phán Trị) dạy học lần lượt tại Trường Trung cấp Bưu điện, Trường Trung học phổ thông Cao Bá Quát, Trường Trung học phổ thông Hai Bà Trưng, rồi Trường Trung học phổ thông Thăng Long quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Cụ Hoàng Thị Dần (con dâu cụ Ba Mạnh) làm giáo viên tiểu học tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Cụ Phí Thị Phương (con dâu cụ Ba Mạnh) làm Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở ở Hải Phòng. Cụ Giáo Thủy có 2 con dâu làm giáo viên là cụ Phan Thị Tựu, giáo viên tiểu học ở Thái Nguyên và Phú Thọ, và cụ Nguyễn Thị Mùi, giao viên tiểu học tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

          Đại gia đình cụ Cử Tô cũng là nơi hội tụ nhiều nhà giáo cấp cao. Cụ Đỗ Cao Chuyển (con rể cụ Cửu Định) nguyên là Vụ trưởng Vụ Mác-Lênin, Bộ Đại học và Trung học chyên nghiệp, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ Đỗ Như Hiện (con rể cụ Phán Trị) nguyên là Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên. Cụ Châu Vĩnh Phát (con rể cụ Phán Trị) nguyên là Hiệu trưởng Trường Y sỹ tỉnh Bạc Liêu. Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Gia Cốc (con rể cụ Phán Trị) nguyên là Phó Viện trưởng Viện Nội dung và Phương pháp giảng dạy thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Phó Giáo sư Tiến sỹ Trần Văn Chu (con rể cụ Ba Mạnh) nguyên là Vụ trưởng Vụ 1, Bộ Thương Mại, giảng viên Trường Đại học Quản trị kinh doanh và Công nghệ, Hà Nội. Cụ Giáo Thủy có 2 người con rể làm nghề dạy học là Tiến sỹ Huỳnh Tấn Phát, Cán bộ Lão thành cách mạng, nguyên là giảng viên Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, và cụ Lê Hùng, nguyên là giáo viên của Trường Trung học phổ thông huyện Hưng Hà, Trường Trung học sư phạm tỉnh Thái Bình, Trường Trung học phổ thông Quảng Xương 2, tỉnh Thanh Hóa.

          Suốt mấy chục năm qua, các cháu của cụ Cử Tô đã ra sức phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ cao quý “làm thầy”, đồng thời tích cực góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong số 24 nhà giáo nêu trên có 22 người đã được nhận Huân chương Kháng chiến, hai người được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú” và 2 người là “Cán bộ Lão thành cách mạng”. Nhiều người được tặng thưởng Huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và/ hoặc Kỷ niệm chương của Hội Cựu Giáo chức Việt Nam.

ĐỜI THỨ TƯ

          Đời thứ tư trong đại gia đình cụ Cử Tô có 29 người làm nghề dạy học, trong đó 16 người là chắt nội và 13 người là chắt ngoại gồm trai gái dâu rể (xem bảng dưới đây).

Bảng 1: DANH SÁCH CÁC NHÀ GIÁO ĐỜI THỨ TƯ

TT

     HỌ VÀ TÊN

QUAN HỆ

            NƠI DẠY HỌC

 1

Tô Xuân Trường

Chắt nội

THCS Ng.Thái Học, Yên Bái

 2

Vũ Lan Hương

       -

THCS Ng.Tri Phương, HN

 3

Tô Th. Xuân Trúc

       -

THPT Gia Định, TP. HCM

 4

Tô Thúy Liễu

       -

THCS Vạn Sơn, H.Phòng

 5

Tô Thị Hiền

       -

THCS Cao Nhân, H.Phòng

 6

Tô Lê Cơ

       -

Trung tâm Việt-Pháp, TP. HCM

 7

Tô Thị Ngọc

       -

THCS La Hiên, Thái Nguyên

 8

Tô Thị Hồng

       -

TH tại TP. Thái Nguyên

 9

Tô Thị Lan

       -

TH Đồng Quang, Thái Nguyên

10

Vũ Thị Dung

       -

Trungtâm Anh ngữ,London,HN

11

Tô Th. Mai Hạnh

       -

THCS ở Thái Nguyên

12

Tô Th. Mai Hương

       -

THCS ở TP. Thái Nguyên

13

Vũ Minh Phượng

       -

THCS ở Yên Bái

14

Trần Thị Quý

       -

Tr. Mầm non X79 Cục KT,QK1

15

Lê Hồng Vân

       -

THCS ở Lào Cai

16

Đỗ Hồng Anh

       -

Hiệu trưởng Trường MN ở HN

17

Ng. Mạnh Hùng

Chắt ngoại

Trường dạy nghề GTVT thủy

18

Ng.Thị Hạnh

       -

THPT ở Lao Cai

19

Đỗ Th. BíchThược

       -

Đại học Mỏ-Địa chất

20

Trần Ng. Nhung

       -

Đại học Mỏ-Địa chất

21

Ng.Thị Hồng Ngọc

       -

Đại học Sư phạm Thái Nguyên

22

Đỗ Ngọc Quế

       -

Học viện Ph.không-Kh.quân

23

Đỗ Thị Kim Anh

       -

THPT Lê Hồng Phong,Thái Ng.

24

Đinh Thị Quý

       -

TH Vĩnh Tuy, HaiBàTrưng, HN

25

Tạ Xuân Phong

       -     

Trg đàotạo nghề Th.Ng., HP

26

Trịnh Th. ĐôngAn

       -

Trg Dự bị Bay BTL PK-KQ

27

Chử Xuân Mùi

       -

THPT Phổ Yên, Thái Nguyên

28

Trần Tanh Tùng

-             

ĐH Kinh tế Thái Nguyên

29

Ng. Th. Minh Hội

-       

ĐH Tân Trào Tuyên Quang

ĐỜI THỨ NĂM

          Thế hệ thứ năm các nhà giáo của gia đình cụ Cử Tô bao có 21 người gồm trai gái dâu rể làm việc tại các cơ sở giáo dục đa dạng, từ các trường mầm non cho đến đại học trên 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (xem bảng dưới đây).

          Bảng 2: DANH SÁCH CÁC NHÀ GIÁO ĐỜI THỨ NĂM

TT

      HỌ VÀ TÊN

QUAN HỆ

             NƠI DẠY HỌC

 1

Tô Minh Nghĩa

Chút nội

Viện Đại học mở, HN

 2

Tô Vũ Tùng

       -

ĐH Thăng Long, HN

 3

Trần Thị Hương

       -

Trường Mầm non, HN

 4

Ng. Minh Quang

Chút ngoại

Giáo viên tiếng Anh, TP. HCM

 5

Ng. Cao Cường

       -

THCS ở Thanh Sơn, Phú Thọ

 6

Bùi Hương Nụ

       -

Trường Mầm non ở Thanh Sơn

 7

Đỗ Thu Hằng

       -

Trường Mầm non ở Yên Lập

 8

Đỗ Minh Hằng

       -

Trungtâmgiáodục ở QuảngNinh

 9

Trần Thị Hương

       -

Trường Mầm non ở Vĩnh Phúc

10

Tr.Th.HươngGiang

       -

Trường Mầm non ở Thái Ng.

11

ĐỗTh.Ng. Phương

       -

ĐH Sư phạm Thái Nguyên

12

Châu Lê Hoàng

       -

ĐH Ôxtrâylia tại TP. HCM

13

Trần Bích Ngọc

       -

ĐH Ngoại thương HN

14

Trần Lan Chi

       -

THCS Quang Vinh,TháiNguyên

15

Hoàng Hải Yến

       -

THNguyễnViếtXuân Th.Nguyên

16

Thang Thị Nhung

       -

ĐH Thương mại Thái Nguyên

17

Ngô Th. Ngọc Hân

       -

Trg. QT Gatevvay,CầuGiấy,HN

18

Ngô Hương Thảo

-         

THCS VạnHương, ĐồSơn, HP

19

Đỗ Ngọc Cương

-       

ĐH Sư phạm Thái Nguyên

20

Trần Bảo Ngọc

-       

ĐH Ôxtrâylia tại TP. HCM

21

Hoàng Hà

-       

Trường Tin học Báchkhoa HN

 

          Trải qua hơn 100 năm, đại gia đình cụ Cử Tô đã đóng góp cho đất nước gần 80 nhà giáo, góp phần to lớn vào sự nghiệp “trồng người”. Có thể tin tưởng chắc chắn rằng những thế hệ mai sau sẽ lại tiếp tục có nhiều người bước vào “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”.

             PGS.TS.Tô Bá Trọng

         Tài liệu tham khảo:

1.     Lịch sử Đảng bộ xã Đông Hoàng (1930-2015).

2.     Sổ vàng Khuyến học-Khuyến tài của dòng HọTô làng Thượng Tầm.

3.     Gia phả Phân chi 3-Chi 3-Phái Đệ Nhị-Họ Tô làng Thượng Tầm.

4.     Tô Bỉnh, Cụ Cử Tô, Tạp chí HọTô Việt Nam, số 25, 12-2022, tr. 29-31.

5.      Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Đại tá Tô Bỉnh, cháu nội của cụ Cử Tô, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Họ Tô Việt Nam, đã đọc kỹ và cho nhiều ý kiến quý báu chỉnh sửa và bổ sung bản thảo bài viết này.