
Đại biểu Tô Văn Tám(Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum).
Đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum) cho rằng cần quy định rõ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện.
Tại phiên họp chiều 27/5/2024, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum) cho rằng, cần quy định rõ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc để đảm bảo tính khả thi.
Theo đại biểu, tại điểm a, khoản 1, Điều 3 dự thảo Luật quy định: "Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên”.
Đại biểu Tô Văn Tám bày tỏ băn khoăn điều này khi không quy định rõ “thỏa thuận bằng tên gọi khác”, sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý. Đại biểu đề nghị cân nhắc để đảm bảo tính khả thi của luật khi thực hiện trên thực tế.
Đại biểu cũng đề nghị nên hoàn thiện quy định, chính sách, cơ chế để thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện trước khi mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Đại biểu Triệu Thị Huyền (Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái) nhận định, cần nâng mức trợ cấp một lần đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội.
Đại biểu mong muốn người lao động gắn bó lâu dài với hệ thống bảo hiểm, giảm tình trạng người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần và đề nghị nâng mức trợ cấp một lần đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội cao hơn.
Hiện, dự thảo Luật quy định mức trợ cấp một lần bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tính đến tuổi nghỉ hưu.
Trong khi đó, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần tính bằng 1,5 mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những tháng đóng trước 2014 và bằng 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm từ 2014 trở đi.
Đại biểu Triệu Thị Huyền cũng góp ý về kỹ lập pháp, đề nghị sắp xếp kết cấu lại thứ tự các điều Luật; quy định cụ thể hơn nội dung liên quan đến quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau tại Điều 44 dự thảo Luật.
Vân Huyền (Giáo dục thời đại)
- Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thời cơ vàng” để tinh gọn tổ chức bộ máy
- Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- PGS.TS Tô Văn Hòa: Việc tinh gọn bộ máy theo hướng không tổ chức cấp huyện là bước đi quan trọng
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Ưu tiên của Việt Nam là nỗ lực cùng ASEAN tiếp tục xây dựng cộng đồng vững mạnh, đoàn kết
- HỌ TÔ VIỆT NAM ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU LẦN THỨ VI THÀNH CÔNG RỰC RỠ
- Bùi Thạc Chuyên bật khóc trước "cỗ máy phá tăng" Tô Văn Đực
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Cơ hội rất lớn để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số đưa đất nước phát triển
- ÔNG TÔ XUÂN DÂN – NGƯỜI SUỐT ĐỜI TẬN TỤY VỚI NGHỀ, TẬN TÂM VỚI HỌC TRÒ VÀ ĐỒNG NGHIỆP
- Học tập suốt đời
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Bổ sung những chủ trương lớn vào dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



