Đọc ở một số tài liệu thấy có tác giả nói Tô Hiến Thành còn có hiệu là Đại Liêu, có người còn cho Đại Liêu là tên của Đức Tô.
Đây là một sự nhầm lẫn vì Đại Liêu không phải là tên riêng, cũng không phải là tên hiệu, mà là thần hiệu. Thần hiệu này không phải chỉ phong cho Tô Hiến Thành mà còn phong cho nhiều người khác, thường là các võ tướng tài giỏi, khi sống có nhiều chiến công, khi mất được phong thần. Đơn cử một số trường hợp:
Tô Trung Thành cháu đời 12 của Đức Tô Hiến Thành quê làng Đồn Điền, xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; khi sống đảm chức Tiền chánh lãnh binh thủy quân triều Lê có công đánh dẹp giặc biển và giặc Chiêm Thành. Khi mất được phong là Thành hoàng làng Bể (làng Hà Đông của xã Quảng Thái) là Thượng đẳng thần với thần hiệu là “Sát hải tràng lai đại tướng quân Tô Đại Liêu tôn thần”.
Tô Quang quê ở trang Thanh Liêm, huyện Thanh Liêm, phủ Lý Nhân nay thuộc tỉnh Hà Nam, có công theo Lê Lợi đánh giặc Minh. Ông đóng quân ở làng Lỗ Khê, huyện Đông Anh ngày nay, làm nhiều việc tốt cho dân làng. Khi mất được thờ làm Thành hoàng, thờ ở đình Lỗ Khê với thần hiệu là đệ tam thần vị Tô Quang hầu, đại liêu đại vương.
Cũng được thờ ở đây còn có Dương Trực là anh con cô, con bác với Tô Quang (thân phụ Dương Trực là anh trai thân mẫu Tô Quang). Dương Trực cùng Tô Quang theo Lê Lợi đánh giặc Minh. Khi mất được phong làm Thành hoàng làng Lỗ Khê với thần hiệu Đệ nhị thần vị Dương Trực hầu, đại liêu đại vương.
Ở một số đình đền có thờ Lý Thái úy - Tô Đại Liêu. Có người cho là ở đây thờ hai vị thần là Thái úy Lý Thường Kiệt và Tô Hiến Thành đại vương. Thực ra không phải như vậy vì Lý Thái úy cũng chính là nói về Tô Hiến Thành vì Ngài là Thái úy triều Lý.
Như đền Đệ nhị ở Sầm Sơn chỉ thờ riêng Tô Hiến Thành nhưng trong thánh vị ghi là Lý Thái úy - Tô Đại Liêu.
Hoặc nghè Vĩnh Gia ở xã Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa thờ Tô Hiến Thành và Trần Khát Chân nhưng trong sắc phong cho Tô Hiến Thành vẫn ghi là Lý Thái úy - Tô Đại Liêu.
Đình làng Gạo ở xã Hà Lan, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa chỉ thờ riêng Tô Hiến Thành; đền Hữu Quyền ở xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên thờ hoàng tử thứ tám của Lý Thái Tổ là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang và Tô Hiến Thành, trong thần tích của Tô Hiến Thành đều ghi là Lý Thái úy - Tô Đại Liêu.
Sắc phong cho thôn Phúc Hội, xã Phúc Hải (chưa rõ tên mới là gì), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh thờ Tô Hiến Thành còn ghi là Lý triều Thái úy - Tô Đại Liêu.
Làm rõ đôi điều nhầm lẫn ở trên cũng chính là để làm sáng tỏ thêm thân thế sự nghiệp Đức Tô Hiến Thành.
Tô Bỉnh
- CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM
- Cần làm rõ nguồn gốc, cộng đồng người Việt ở vùng Tam Đảo, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
- ƯỚC TÍNH MỘT VÀI SỐ LIỆU VỀ HỌ TÔ VIỆT NAM
- 13 năm phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng
- Nàng Tô Thị - Con người có thật
- TRAO ĐỔI THÊM THÔNG TIN VỀ THÂN THẾ ĐỨC TÔ HIẾN THÀNH
- HỌ TÔ ẤP CÁI TRÁM A2 XÃ LONG THẠNH, HUYỆN VĨNH LỢI, TỈNH BẠC LIÊU
- HỌ TÔ THỊ TRẤN NÚI SẬP HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG
- VẤN ĐỀ ĐÃ RÕ, SAO CÒN BĂN KHOĂN
- TRONG TỘC PHẢ CỦA CÁC CHI HỌ, MỘT ĐỜI THƯỜNG LÀ BAO NHIÊU NĂM
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
Hôm nay : 1173
Tháng hiện tại : 2477
Tổng lượt truy cập : 2732922