
Lễ hội thôn Phượng Mao, Hoằng Phượng năm 2021 (Ảnh TL)
Không ai biết rõ từ bao giờ, Thủy tổ là ai và từ đâu đến. Theo lời truyền lại thì Họ Tô Hoằng Phượng tính ra đã đến đời thứ 10, nên phán đoán là Thủy tổ tới định cư lập nghiệp ở đây vào khoảng giữa thế kỷ 18. Hiện tại dòng Họ Tô Phượng Mao, Hoằng Phượng có 5 chi họ bao gồm: Chi 1 do ông Tô Văn Lược làm Chi trưởng; Chi 2 do ông Tô Thanh Khương làm Chi trưởng; Chi 3 do ông Tô Văn Lượt làm Chi trưởng; Chi 4 do ông Tô Quang Định làm Chi trưởng; Chi 5 do ông Tô Văn Tước làm Chi trưởng; với tổng số 51 hộ và 215 nhân khẩu, sinh sống chủ yếu tại thôn Phượng Mao, Hoằng Phượng, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, bà con Họ Tô đã cống hiến và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần giải phóng đất nước và xây dựng quê hương; có 48 người tham gia lực lượng quân đội, công an, thanh niên xung phong và dân công Điện Biên; có 5 liệt sĩ, tiêu biểu là liệt sĩ Tô Quang Thỉnh, liệt sĩ Tô Quang Thiết. Hiện tại có 12 người tham gia quân đội, công an và công nhân viên chức đã nghỉ hưu.
Nghề nghiệp chính của bà con Họ Tô là nông nghiệp, gần đây có một số con cháu làm xây dựng, công nhân giày da cho một công ty của Đài Loan và một bộ phận vào tỉnh Gia Lai trồng cà phê. Do điều kiện tập trung làm nông nghiệp là chủ yếu nên đời sống của bà con Họ Tô chỉ đảm bảo mức sống trung bình. Gần đây có tham gia các hoạt động thủ công nghiệp nên kinh tế có phần khá hơn; hầu hết các hộ đều đã xây dựng được nhà kiên cố (có 30% số hộ mức sống khá, còn lại ở mức trung bình); đa phần con cháu dòng Họ Tô Phượng Mao, Hoằng Phượng đều tốt nghiệp phổ thông trung học, có 16 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng.
Do điều kiện không có gia phả để lại, hầu hết các cụ cao niên đã mất, hiện tại chỉ còn thế hệ thứ 8, cho nên chi tiết cụ thể của dòng họ không ai biết. Hiện tại bà con sống đoàn kết, thống nhất, thương yêu giúp đỡ lần nhau, cùng với các dòng họ khác trong thôn nỗ lực phấn đấu góp phần xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và nhà nước.
Tô Quang Định
- Họ Tô thôn Văn Mỹ, Yên Trung, Ý Yên, tỉnh Ninh Bình
- HỌ TÔ THÔN VĂN GIAI, CHÍ MINH, CHÍ LINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- HỌ TÔ THÔN QUAN KÊNH, TRUNG KÊNH, TỈNH BẮC NINH
- HỌ TÔ THÔN NGỌC THẠNH, PHƯỚC AN, TUY PHƯỚC, TỈNH GIA LAI
- HỌ TÔ THÔN NGHĨA, TÂY LƯƠNG, TIỀN HẢI, TỈNH HƯNG YÊN
- HỌ TÔ THÔN NÀ KHANH, XÃ ĐỔNG XÁ, NA RÌ, TỈNH THÁI NGUYÊN
- HỌ TÔ THÔN MỸ LƯƠNG, XÃ VĂN LANG, HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH
- HỌ TÔ THÔN MỸ HÒA, XÃ ĐẠI HÒA, HUYỆN ĐẠI LỘC,TỈNH QUẢNG NAM
- Họ Tô thôn Kim Sơn, xã Lê Thiện, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
- Chi Họ Tô thôn Kim Lâm, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



