
Đường giao thông nông thôn Yên Trung, Ý Yên (Ảnh TL)
Từ cụ Thủy tổ Tô Lịch, dòng họ Tô Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên mọi miền đất nước, trong đó có chi tộc Họ Tô thôn Văn Mỹ, Yên Trung, Ý Yên, tỉnh Ninh Bình, do cụ Tô Quý Công Tự Pháp Hải là Thủy tổ của chi họ, Tỉ tổ không ghi họ tên.
Theo các cụ truyền lại, cách đây vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII cụ cùng con cháu, trên một số thuyền nan làm phương tiện du ngoạn non xanh nước biếc, tìm nơi phong thủy đẹp để lập ấp sinh sống. Cụ đã đi qua bao làng mạc của vùng châu thổ sông Hồng, rồi đến một nơi cụ thấy Đất - Trời kết tinh hiền hòa trên có núi, dưới có sông và cánh đồng trải rộng thẳng cánh cò bay là phía Nam của Hoàng Thành Thăng Long, phía Tây Nam của Phủ Thiên Trường, phía Bắc của Phủ Dầy (nơi sinh ra Thánh Mẫu Liễu Hạnh được dân tộc Việt Nam tôn làm Mẹ), từ đó cụ quyết định chọn mảnh đất và cụ đặt tên là Văn Xá, sau là thôn Văn Khê, tổng Tử Mạc, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và nay là thôn Văn Mỹ. Cụ mất vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch không rõ năm nào do gia phả bị cháy.
Trải qua chiều dài của lịch sử, một số con cháu trong dòng Họ Tô ở thôn Văn Mỹ, Yên Trung, Ý Yên, tỉnh Nonh Bình đã rời quê hương đi mưu sinh các nơi như: Hưng Yên, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Điện Biên (chưa thống kê số hộ khẩu những người thành đạt qua các thời kỳ). và xin Cụ cùng vong linh Tổ đường Họ Tô luôn theo sát, chỉ bảo cho con cháu tiếp nối thế hệ ông cha xây dựng dòng Họ Tô ngày càng phát triển và thịnh vượng.
Nay được biết Ban Liên lạc Họ Tô Việt Nam đang đẩy mạnh việc chắp nối dòng họ nhằm tưởng nhớ về cội nguồn, chắp nối gia phả, bổ sung sắc phong, văn bia, bút tích cho hoàn chỉnh để con cháu trong dòng Họ Tô có quyền tự hào về dòng họ của mình và xích lại gần nhau hơn. Họ Tô ở thôn Văn Mỹ, Yên Trung, Ý Yên, tỉnh Ninh Bình gửi Ban Liên lạc Họ Tô Việt Nam bài viết về lịch sử của dòng họ, với mong muốn được hòa cùng dòng Họ Tô cả nước và thông qua đây tìm được cội nguồn của mình.
Tô Văn Trang (Hậu duệ của Thủy tổ Tô Quý Công - Tự Pháp Hải)
- HỌ TÔ THÔN VĂN GIAI, CHÍ MINH, CHÍ LINH, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- HỌ TÔ THÔN QUAN KÊNH, TRUNG KÊNH, TỈNH BẮC NINH
- HỌ TÔ THÔN PHƯỢNG MAO, HOẰNG PHƯỢNG, HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA
- HỌ TÔ THÔN NGỌC THẠNH, PHƯỚC AN, TUY PHƯỚC, TỈNH GIA LAI
- HỌ TÔ THÔN NGHĨA, TÂY LƯƠNG, TIỀN HẢI, TỈNH HƯNG YÊN
- HỌ TÔ THÔN NÀ KHANH, XÃ ĐỔNG XÁ, NA RÌ, TỈNH THÁI NGUYÊN
- HỌ TÔ THÔN MỸ LƯƠNG, XÃ VĂN LANG, HUYỆN HƯNG HÀ, TỈNH THÁI BÌNH
- HỌ TÔ THÔN MỸ HÒA, XÃ ĐẠI HÒA, HUYỆN ĐẠI LỘC,TỈNH QUẢNG NAM
- Họ Tô thôn Kim Sơn, xã Lê Thiện, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng
- Chi Họ Tô thôn Kim Lâm, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



